Link Video: https://youtu.be/gzx60ON0XJU
Không biết vì lý do gì mà sáng ngày 10 Tháng Mười Một trên website của tổ chức IDP – một trong hai đơn vị tổ chức thi IELTS ở Việt Nam, thông báo tạm hoãn thi IELTS cho đến khi có thông báo mới. “Đây là tình huống bất khả kháng và tất cả các tổ chức cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ đều phải tuân thủ”, thông báo viết.
Thông tin tương tự cũng được gửi đến các thí sinh đăng ký thi IELTS ở Hội đồng Anh (British Council) từ chiều qua. Theo Hội đồng Anh, quyết định này nằm “ngoài tầm kiểm soát“. Các trung tâm tổ chức thi lấy chứng chỉ tiếng Trung, Nhật và tiếng Hàn tại Việt Nam cũng bị hoãn.
Việc tạm dừng các kỳ thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế nhằm hoàn thiện các thủ tục theo Thông tư 11 năm 2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hôm 26 Tháng Bảy về liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài. Theo Thông tư này, các tổ chức, cá nhân chỉ được tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài khi có quyết định phê duyệt, quyết định gia hạn liên kết tổ chức thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Bao lâu nay việc các tổ chức có uy tín tổ chức thi chứng chỉ ngoại ngữ hoạt động bình thường. Nhờ có những hoạt động này mà lực lượng xuất khẩu laio động và các du học sinh mới có thể đi du học được. Việc làm không rõ nguyên do này đã dẫn đến hậu quả các học sinh có ý định du học và học sinh lớp 12 dùng chứng chỉ này để xét tuyển đại học. Kế đến là sinh viên cần chứng chỉ để xét chuẩn đầu ra tốt nghiệp và người đi làm.
Nhiều học sinh lớp 12 muốn thi IELTS trước Tết để sau đó tập trung ôn luyện cho thi tốt nghiệp, thi đánh giá năng lực xét tuyển vào đại học. Do đó, việc hoãn thi ảnh hưởng không nhỏ tới kế hoạch ôn tập cũng như tâm lý của người học.
Vài năm gần đây, nhiều đại học Việt Nam có phương án tuyển sinh bằng điểm IELTS và một số chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế khác kết hợp với học bạ hoặc điểm thi tốt nghiệp THPT. Các chứng chỉ này cũng được sử dụng rộng rãi để công nhận chuẩn đầu ra ngoại ngữ với sinh viên. IELTS và nhiều chứng chỉ tiếng Anh quốc tế khác còn được dùng để cộng điểm ưu tiên hoặc tuyển thẳng vào lớp 10 ở Nghệ An, Quảng Trị.
Hệ thống giáo dục Việt Nam đang vận hành như một guồng máy. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo là người ra chính sách, chính sách phải cải tiến bộ máy ngành giáo dục tốt hơn chứ không phải làm nó ngưng trệ. Việc Bộ giáo dục ra quyết định mới làm bộ máy giáo dục đang chạy ngon trớn thì đứng yên là cách làm chính sách rất kém.
Hiện nay vấn đề giáo dục và y tế của Việt Nam được xã hội lên án nhiều nhất, tiêu cực chồng tiêu cực. Tiêu cực từ đời bộ trưởng này kéo sang đời bộ trưởng khác mà không thể giải quyết được gì. Với Bộ Giáo dục Việt Nam, từ thời ông Nguyễn Thiện Nhân, đến ông Phạm Vũ Luận, rồi ông Phung Xuân Nhạ và giờ là ông Nguyễn Kim Sơn thì cũng không khá gì hơn.
Nạn thầy đánh trò, trò đánh thầy, điều giáo viên đi tiếp khách, bêu tên học sinh ra trước trường. Nhà trường làm chức năng đòi nợ thuê vv… nói chung là không thể nào kể hết những tiêu cực của ngành giáo dục. Sự nghiệp trăm năm trồng người mà ông Hồ Chí Minh đã đề cao trước đây cho đến nay xem như phá sản hoàn toàn.
Trước đây, với những sai phạm nghiêm trọng trong ngành giáo dục thì lẽ ra ông Nguyễn Phú Trọng đã cho cách chức ông Nhạ sớm nhưng ông lại không làm, để ông Nhạ nắm Bộ Giáo dục hết nhiệm kỳ gây ra bao nhiêu sự tàn phá thì giờ đây mới kỷ luật. Với ông Nguyễn Kim Sơn cũng vậy, với cách điều hành của ông đương kim Bộ trưởng Bộ Giáo dục hiện nay cho thấy, con tàu Bộ Giáo Dục đang nhắm thẳng vào hố đổ nát mà tiến. Nếu không chấn chỉnh thì mọi thiệt hại đều là học sinh chịu chứ không ai khác.
Lê Hoàng – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> “Vọc” thuốc nổ, Phó bí thư Tỉnh đoàn Yên Bái vào tù. Yên Bái, quan chức thích dùng “hàng nóng”?
>>> Đinh Văn Nơi là “pháo tịt” hay có uẩn khuất gì từ vụ bắt người ở Quảng Ninh?
>>> Niềm tin tan vỡ – dân trữ vàng, kinh tế tê liệt, những hệ lụy nào sẽ xảy ra tiếp theo?
Con trai Ba Dũng xắn tay áo “nhảy vào nhà” người khác.