Link Video: https://youtu.be/n_tEOyycGMI
Vị trí Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội và Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố HCM là hai vị trí “dự bị vào Bộ Chính trị”. Cũng là Ủy viên Trung ương Đảng nhưng ghế Chủ tịch Ủy ban Nhân dân của 2 thành phố lớn được liệt vào thứ hạng cao hơn ghế Bộ trưởng. Hơn nữa, chức Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố là nắm toàn bộ kinh tế của thành phố. Vậy nên, ngồi ở vị trí này không những được “ăn miếng bánh lớn” mà còn được cơ cấu cao.
Ông Trần Sỹ Thanh – Cháu của ông cựu Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng được điều động về làm Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội là một thắng lợi của nhóm lợi ích chính trị Nghệ An. Cùng với ông Hồ Đức Phớc, ông Trần Sỹ Thanh sẽ rất có triển vọng vào Bộ Chính trị trong vòng 3 năm tới. Đó là viễn cảnh. Tuy nhiên, chức Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội trong những năm gần đây là ghế được xem là “hung hiểm”, khi ông Nguyễn Đức Chung và Chu Ngọc Anh đã xộ khám. Nói “hung hiểm” ở đây không mang nghĩa tâm linh, mà mang ý nghĩa thực tế rất rõ ràng. Vì là ghế dễ vào Bộ Chính Trị nên thường bị nhòm ngó, và ai ngồi vào chiếc ghế này cũng hay bị nhiều kẻ khác sẵn sàng tố sai phạm, để họ được lên thay.
Không riêng gì ghế Chủ tịch Hà Nội mà Chủ tịch Ủy ban Nhân dân TP. HCM cũng hung hiểm không kém. Những người chiếm được chiếc ghế này đều có quá trình vận động phe cánh để thực hiện lật đổ người trước. Với lợi thế là có một nhóm lợi ích chính trị cực mạnh hậu thuẫn, liệu ông Trần Sỹ Thanh có thoát khỏi cái “dớp” mà ông Nguyễn Đức Chung và ông Chu Ngọc Anh đã để lại không? Đó là câu hỏi được đặt ra.
Ngày 16/11 vừa qua, trong cuộc họp tiếp xúc cử tri tại huyện Mê Linh, ông Trần Sỹ Thanh có nói một câu làm dậy sóng báo chí, đó là “mình cứ trong veo thì sợ gì”. Chắc ông Trần Sỹ Thanh cũng biết, làm gì có quan chức nào trong veo? Nếu “trong veo” thì tiền đâu họ sống, chứ nói gì mua nhà mua xe và cho con du học? Cho nên câu nói của ông Thanh cần phải được hiểu rằng, không ai có thể khơi đục con người ông, nên ông không sợ. Đằng sau ông Trần Sỹ Thanh là 14 Ủy viên Trung ương Đảng, trong đó có 3 Ủy viên Bộ Chính trị và một Ủy viên dự khuyết thì ông ngán thế lực nào?
Mới đây, Chính quyền thành phố Hà Nội nổi lên hai vụ “đục ngầu”, đấy là vụ vỉa hè lát đá tự nhiên được xác định có tuổi thọ 70 năm, nhưng đã bị vỡ, hỏng sau 2 năm sử dụng. Trả lời cho vấn đề này, ông Võ Nguyên Phong – Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội nói rằng “Đá vỉa hè nứt một phần do ‘mưa xuống đá giãn nở, tự vỡ‘”. Câu nói này gây bão cộng đồng mạng, bởi vì người ta không tưởng tượng được, một ông Giám đốc Sở lại trả lời một cách coi thường dân đến thế. Kiểu như “tớ nói vô lý đấy, làm gì nhau”. Chưa hết, vụ thứ nhì lại cũng chẳng kém, đó là vụ hàng loạt sản phẩm do phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Sóc Sơn mời thầu có dấu hiệu bất thường, khi giá cao hơn thị trường 271%. Một chính quyền dưới bàn tay điều hành của ông Chủ tịch “trong veo” lại đục ngầu đến như thế.
Bộ máy chính quyền thành phố Hà Nội đang là bộ máy thối nát, sự yếu kém này được xây dựng từ nhiều đời Chủ tịch, chứ không riêng gì thời ông Trần Sỹ Thanh. Nếu nói bộ máy chính quyền thành phố Hà Nội là một đoàn tàu, thì ông Trần Sỹ Thanh là người lái tàu. Ông Trần Sỹ Thanh vẫn cho mình là “trong veo”, trong khi đó ông vẫn hướng đoàn tàu này dẫm lên con đường cũ của các vị tiền nhiệm, thì liệu ông có “trong veo” được không?
Có lẽ thành phố Hà Nội vẫn như vậy, chẳng thay đổi gì dưới thời ông Trần Sỹ Thanh. Ghế Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đầy quyền lực chỉ là bệ phóng cho ông Thanh tiến bào Bộ Chính trị. Một ông gốc Nghệ An không lớn lên và làm việc tại thành phố thủ đô, bỗng đùng một cái nhảy vào ghế Chủ tịch thì khó mà có tâm huyết với thành phố.
Trân Anh – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Phan Văn Mãi bị báo chí moi khuyết điểm, bài học Nguyễn Thành Phong còn nóng hổi
>>> Bị bão lửa táp sau lưng, Vũ Đức Đam vẫn “chém gió” vù vù
>>> Nới room tín dụng và bơm tiền, những hệ luỵ đằng sau
Chuyên gia dự đoán, bất động sản còn đóng băng trong năm 2023