Link Video: https://youtu.be/isUe4oeLrYA
Ông Nguyễn Trọng Nghĩa trước đây là Thượng tướng – Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị từ rất lâu. Ông đảm nhận chức vụ này từ năm 2012 đến 2021, trải qua 2 đời Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, đó là thời ông Ngô Xuân Lịch và thời ông Lương Cường. Ông Ngô Xuân Lịch thì sau đó lên chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và vào Bộ Chính trị khóa XII, còn ông Lương Cường lên Đại tướng, và vào Bộ Chính trị khóa XIII.
Vấn đề là, khi Đại hội 13 sắp diễn ra, ông Lương Cường là người có triển vọng nhất để lên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, thì bất ngờ mất lợi thế vào tay ông Phan Văn Giang. Nếu ông Lương Cường lên được Bộ trưởng, thì ông Nguyễn Trọng Nghĩa sẽ nắm chiếc ghế Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị. Ghế này rất có triển vọng để lên Đại tướng và vào Bộ Chính trị, đồng thời có khả năng sẽ lên chức Bộ Trưởng Bộ Quốc phòng. Nhưng việc Phan Văn Giang lấy mất ghế Bộ trưởng Bộ Quốc phòng vào giờ chót làm vỡ tất cả kế hoạch.
Ông Nguyễn Phú Trọng là người đi lên từ ngành lý luận và tuyên truyền. Hiện nay ông Nguyễn Phú Trọng đang nắm rất chắc Tổng cục Chính trị. Bên Tổng tham mưu, ông Phạm Minh Chính có sức ảnh hưởng mạnh hơn. Ông Lương Cường hiện nay đã là 65 tuổi, là tuổi giới hạn của một Ủy viên Bộ Chính trị. Vì thế tại Đại hội 13 ông Lương Cường đã không giành được chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, và xem như ông Lương Cường đã hết cơ hội. Bởi vì, đến năm 2026, ông Lương Cường đã 67 tuổi và buộc phải về hưu. Vì thế ông Nguyễn Phú Trọng mới có ý định xây dựng tương lai cho ông Nguyễn Trọng Nghĩa.
Lịch sử hiếm khi nào cùng một lúc lại có đến 2 Ủy viên Bộ Chính trị trong Bộ Quốc phòng. Đại hội 13 là ngoại lệ, ông Lương Cường và ông Phan Văn Giang đều là Ủy viên Bộ Chính trị. Vậy nên, nếu ông Nguyễn Trọng Nghĩa muốn vào Bộ Chính trị thì Bộ Quốc phòng có quá nhiều Ủy viên Bộ Chính trị. Đây là lý do mà ông Nguyễn Phú Trọng phải kéo ông Nguyễn Trọng Nghĩa về Ban Bí thư.
Ông Nguyễn Trọng Nghĩa rời khỏi Bộ Quốc phòng là một cơ hội lớn cho ông. Bởi ông ở lại thì e là cơ hội tiến thân không có. Khi sang Ban Tuyên giáo, ông Nguyễn Trọng Nghĩa được bố trí vào vị trí mà lâu nay vốn dành cho Ủy viên Bộ Chính trị. Trước đó ông Nguyễn Phú Trọng đã bố trí cho một Ủy viên Trung ương Đảng vào vị trí dành cho Ủy viên Bộ Chính trị, đó là ông Nguyễn Văn Nên với chức Bí thư Thành ủy TP. HCM.
Trước ông Nguyễn Văn Nên, đã có 2 trường hợp ông Nguyễn Phú Trọng cũng muốn làm thế nhưng thất bại. Đó là trường hợp ông Nguyễn Bá Thanh và ông Vương Đình Huệ. Ông Thanh từ Bí thư Đà Nẵng về Ban Nội chính làm Trưởng ban, vị trí này dành cho Ủy viên Bộ Chính trị, nhưng ông Nguyễn Bá Thanh chỉ là Ủy viên Trung ương Đảng mà vẫn được ngồi. Ông Vương Đình Huệ thì nắm Trưởng ban Kinh tế Trung ương. Đến Hội nghị Trung ương 7 của Trung ương Đảng khóa 11, cả ông Nguyễn Bá Thanh và ông Vương Đình Huệ đều không thể được bầu bổ sung vào Bộ Chính trị, ý đồ này bất thành được cho là ông Nguyễn Tấn Dũng đã cản đường.
Tuy ông Thanh và ông Huệ bị cản đường, nhưng đến Đại hội 12 ông Huệ cũng vào được Bộ Chính trị, còn ông Nguyễn Bá Thanh thì đã về với ông bà tổ tiên và không có cơ hội nào nữa.
Thời ông Nguyễn Bá Thanh và ông Vương Đình Huệ vào Bộ Chính trị khó khăn là bởi ông Nguyễn Tấn Dũng còn đương chức. Tuy nhiên, giờ đây, người có sức mạnh tương đương ông Nguyễn Tấn Dũng đã không còn. Vì thế con đường vào Bộ Chính trị cho ông Nguyễn Trọng Nghĩa là thênh thang. Tuy nhiên, tính khí ông Tổng Bí thư ngày một trở nên thất thường, và đó cũng là một rủi ro cho ông Nguyễn Trọng Nghĩa.
Nếu không có gì đột biến, thì rất có thể, trong khoảng giữa nhiệm kỳ Trung ương Đảng khóa 13 này, ông Nguyễn Trọng Nghĩa sẽ vào Bộ Chính Trị trong một Hội nghị Trung ương nào đấy. Hiện nay, có 2 Ủy viên Bộ Chính trị có ghế đang bị lung lay, đó là ông Đinh Tiến Dũng và ông Phạm Bình Minh. Nếu giữa nhiệm kỳ, có một ghế Ủy viên Bộ Chính trị nào bị khuyết, thì đấy là cơ hội lớn cho Nguyễn Trọng Nghĩa. Tuy nhiên, với điều kiện là Nguyễn Trọng Nghĩa không làm cho ông Tổng Bí thư phật lòng, còn nếu làm ông ấy phật lòng thì rất dễ dàng bay ghế, mà Đinh Thế Huynh là một ví dụ.
Mai Hạnh – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu vì lạm phát và thất nghiệp
>>> Nắm quyền bổ nhiệm Công an tỉnh, mồi ngon trăm tỷ cho Tô Lâm!
>>> Bắc Nam trong Đảng Cộng sản ngầm chia rẽ, Bình Dương và Đồng Nai bị Hà Nội nghi ngờ?
Phe Tổng công phe Thủ, sắp có trận “đổ bộ” từ Ban Bí thư sang Chính phủ?