Hết người, ông Nguyễn Phú Trọng “vơ đại” 2 “thanh gỗ mục” thay 2 “thanh củi khô”

Chiều 5/1/2023, Quốc hội Việt Nam đã bỏ phiếu kín để phê chuẩn miễn nhiệm chức Phó Thủ tướng, nhiệm kỳ 2021-2026, với 2 ông Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam. Đây chỉ là thủ tục, thực chất vấn đề đã được quyết định trước đó, trong phiên họp ngày 30/12/2022 của Ban chấp hành Trung ương Đảng.

Cũng tại phiên họp này, Quốc hội cũng bỏ phiếu phê chuẩn 2 ông Phó Thủ tướng mới là Trân Lưu Quang và Trần Hồng Hà. Ông Trần Lưu Quang đang giữ chức Bí thư Thành ủy thành phố Hải Phòng, và ông Trần Hồng Hà đang là Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường.

Cả 2 ông Phó Thủ tướng mới này đều bị đánh giá là khá “mờ nhạt”, không có đóng góp, cống hiến gì đáng kể. Nhưng cả 2 ông đều có quá trình thăng tiến khá “thần tốc” đến nỗi cư dân mạng phải đặt câu hỏi, “đồng chí này là con đồng chí nào?”, và cả 2 đều khá tai tiếng.

Một bài báo đăng tin ông Trần Hồng Hà và ông Trần Quang Lưu lên giữ chức Phó Thủ tướng

Ông Trần Lưu Quang sinh năm 1967, là con út trong một gia đình miền Nam tập kết ra Bắc. Sau 1975, gia đình ông trở về quê ở Tây Ninh. Nhiều nguồn tin đồn rằng, ông được ông Nguyễn Văn Nên nâng đỡ. Ông Nên hiện là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP. HCM, là cấp trên trực tiếp của ông Quang khi 2 người cùng làm việc ở Tây Ninh.

Ông Quang thăng tiến rất nhanh. Trong vòng 13 năm, từ 1994 đến 2010, từ một nhân viên ở một khu công nghiệp, ông Quang đã trở thành Bí thư Huyện ủy huyện Trảng Bàng, Tây Ninh. Năm 2011, ông Quang trở thành Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng khóa XI, rồi trở thành Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII và XIII, đồng thời ngồi lên ghế Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Tây Ninh. Tháng 2/2019, ông về làm Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP. HCM. Tháng 4/2021, Ông Quang được điều ra làm Bí thư Thành ủy TP. Hải Phòng

Với việc thay vào chỗ của ông Phạm Bình Minh, trở thành Phó Thủ tướng Thường trực, thì việc ông Quang sẽ vào Bộ Chính trị chỉ còn là vấn đề thời gian.

Quá trình lãnh đạo của ông Quang không để lại bất kỳ dấu ấn gì. Nhưng lại có tai tiếng trong những vụ dâng những mảnh “đất vàng” ở Tây Ninh cho các tập đoàn như lớn như VinGroup, SunGroup, FLC…

ông Trần Quang Lưu

Ông Trần Hồng Hà sinh năm 1963, trong một gia đình trí thức của Đảng. Cha của ông là Giáo sư Trần Văn Huỳnh, cựu Hiệu trưởng trường Đại học Mỏ – Địa chất. Mẹ của ông là một giáo viên nghỉ hưu. Trong gia đình như vậy, ông có được mối quan hệ rộng, nhờ bạn bè và học trò của cha mẹ ông có nhiều người có thế lực.

Cũng như ông Trần Lưu Quang, quá trình thăng tiến của ông Trần Hồng Hà cũng khá nhanh. Ông vào Đảng năm 1990 khi mới 27 tuổi, đến 2008 đã là Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường. Từ năm 2016 trở thành Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường cho đến nay.

Những tai tiếng của ông bị dư luận biết đến chính là từ sau khi ngồi vào ghế Bộ trưởng này.

Khi xảy ra vụ “cá chết” vào tháng 4/2016, trong lúc người dân phẫn nộ và lo ngại về chất lượng môi trường sống, thì ông Trần Hồng Hà đã làm những chuyện “kỳ quặc” như, xúi dân tắm biển và ăn hải sản, rồi tuyên bố nước biển và hải sản miền Trung an toàn. Mặc kệ chuyện cần phải làm là xét nghiệm về độ nhiễm độc của môi trường, rồi mới được đưa ra kết luận sau đó.

Không những thế, ông còn “đi đêm” vận động, để Formosa nhận lỗi và trả 500 triệu đô la bồi thường thiệt hại, xem như qua quýt cho xong chuyện, bỏ mặc dân tình lầm than.

ông Trần Hồng Hà

Sự cố biển miền Trung ảnh hưởng các tỉnh từ Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, đến Thừa Thiên – Huế, làm xáo trộn đời sống người dân các làng chài ven biển. Ngư dân bị mất ngư trường truyền thống, đồng nghĩa với việc mất kế sinh nhai. Lớp lớp thanh niên phải bỏ làng, bỏ xứ mà đi. Kẻ vào khu công nghiệp làm công nhân, người đi xuất khẩu lao động… Thậm chí, từ sau thảm họa này đã rộ lên phong trào di dân lậu sang các nước châu Âu. Vụ 39 người Việt bị chết trong container đông lạnh tại Anh, với toàn bộ nạn nhân đều là người ở vùng ảnh hưởng của Formosa, chính là hậu quả gián tiếp sự cố lớn này.

Vậy mà, ông Trần Hoàng Hà chưa hề cắn rứt lương tâm, ông còn được Đảng khen ngợi. Mặc kệ thực tế là tiền Formosa đền bù chẳng đến được tay người dân.

Không những thế, ông Trần Hồng Hà còn dính đến vấn đề quản lý đất đai, vì đã để cho người Trung Quốc sở hữu đất khắp Việt Nam. Với một người có “bề dày thành tích” như thế, liệu người dân có thể hy vọng gì khi ông ngồi vào ghế Phó Thủ tướng?

Đảng chống tham nhũng, nhưng người lên thay lại còn tệ hơn người bị thay, vậy công cuộc đốt lò này thực chất là gì? Có phải Đảng đang loại bỏ cho kỳ hết những người chướng mắt “bạn vàng”, để thay thế bằng những kẻ làm “bạn vàng” vừa ý?

 

Thu Phương – thoibao.de (Tổng hợp)