Link Video: https://youtu.be/VbxMZy8rGRQ
Với người dư tiền thì Tết là ngày vui, nhưng với dân nghèo, cái Tết là áp lực. Áp lực tiền trả nợ cuối năm, áp lực tiền lì xì, áp lực tiền sắm sửa, áp lực tiền tiêu Tết v.v… nói chung là rất nhiều áp lực. Ngày nay, tầng lớp có tiền của Việt Nam có thể đi du lịch Đông Nam Á, đi du lịch thế giới để tận hưởng sự thanh bình của những xứ văn minh và tạm xa rời sự ồn ào của xã hội Việt Nam. Tuy nhiên, thành phần có cuộc sống “trong mơ” như thế không nhiều. Xã hội Việt Nam năm vào cũng thế, vẫn chỉ quẩn quanh 4 từ “cơm – áo – gạo – tiền”. Đối với ngày thường, áp lực của 4 từ này chỉ có một, nhưng đến ngày Tết, áp lực tăng lên nhiều lần. Đó là thực tế đối với xã hội Việt Nam.
Những ngày giáp Tết, đặc biệt là từ 28 Tết đến giao thừa, cảnh túng thiếu của xã hội Việt Nam hiện rõ hơn bao giờ hết. Người dân không có tiền mua hoa ngày Tết làm thị trường hoa mất khách hơn nhiều năm trước, thậm chí có người cho rằng, còn ít khách mua hơn cả thời kỳ Covid-19. Và như hiệu ứng domino, người mua không có tiền thì người bán cũng ôm hàng ế mà không thể bán được. Tết Quý Mão quả thật là một cái tết ảm đạm cho dân nghèo và cả dân trung lưu.
Cuộc sống người dân vất vả là bởi quản lý vĩ mô của Nhà nước quá yếu kém. Không chỉ tầng lớp làm thuê gặp khó khăn, mà tầng lớp chủ doanh nghiệp cũng không thể khá hơn khi mà thị trường hàng hóa nội địa bị co lại, ngoài ra thị trường thế giới của Việt Nam cũng bị các nước khác giật lấy. Đơn hàng cứ ngày một thiếu hụt làm nền kinh tế Việt Nam lâm vào tình cảnh như hiện nay. Tất cả đều dồn lên vai người dân nghèo những ngày giáp Tết.
Có thể nói, Tết Quý Mão là cái Tết buồn nhưng nhiều người vẫn cố chúc nhau những lời chúc tốt đẹp cho năm mới. Tuy nhiên, cuộc sống tốt đẹp trong năm mới có khá lên hay không, nó phụ thuộc vào chính sách vĩ mô của Nhà nước Cộng sản. Ắt người dân Việt Nam vẫn chưa quên những ngày thiếu xăng từ miền Nam rồi lan đến miền Bắc vào tháng 11 năm ngoái. Không ai có thể thống kê nổi những thiệt hại kinh tế cho người dân và cho doanh nghiệp trong những ngày đấy. Thật kinh hoàng. Tuy nhiên, ông Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên vẫn không bị thay thế, cho dù ông Bộ trưởng này đã để xảy ra một tình hình nghiêm trọng như thế.
Vào ngày cuối cùng của năm con cọp, tình trạng thiếu xăng bắt đầu quay trở lại. Báo chí phản ánh tình trạng thiếu xăng ngày Tết, nhưng lại đổ cho những nhà bán lẻ xăng dầu là “đầu cơ”. Đây quả là tình hình nghiêm trọng. Tại sao suốt năm nhà bán lẻ xăng dầu lại đầu cơ? Tại sao Tết các năm trước các nhà bán lẻ không đầu cơ, mà năm nay đầu cơ? Cũng như hồi tháng 11 năm ngoái, nguyên nhân là lượng xăng dầu dự trữ sắp cạn chứ không phải ai dám “đầu cơ” lúc này. Họ bị kết tội đầu, cơ bị phạt rất nặng và thậm chí có thể bị tước giấy phép kinh doanh.
Trước tình hình cấp bách của thị trường, ông Nguyễn Hồng Diên – Bộ Trưởng Bộ Công thương đã ký ban hành công điện số 363 gửi Tổng cục Quản lý thị trường và Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố, về việc tăng cường giám sát, kiểm tra, xử lý vi phạm trong kinh doanh xăng dầu. Công điện cho biết, ngày 20/1, có tình trạng nhiều cửa hàng kinh doanh xăng dầu ở An Giang đóng cửa vì hết xăng. Theo ghi nhận của cơ quan chức năng, nhiều cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên địa bàn huyện An Phú, tỉnh An Giang đóng cửa vì hết xăng, người dân phải lấy can nhựa đi mua xăng.
Công điện của ông Nguyễn Hồng Diên chỉ mang tính “chữa cháy”, việc nhập, lọc dầu ở nhà máy Nghi Sơn và Dung Quốc mới là gốc rễ của vấn đề. Đã nhiều tháng qua, công suất của hai nhà máy này không ổn định, trong khi đó Bộ Công thương rất bị động với kế hoạch nhập khẩu xăng dầu để dự phòng.
Có thể nói, sau Tết, người dân có nguy cơ gặp cảnh hết xăng như hồi tháng 11. Trước Tết cạn tiền, sau Tết cạn xăng, quả là ác mộng cho người dân.
Trân Anh – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Một đất nước không còn lý tưởng, không còn sự tử tế, đất nước đó sẽ về đâu?
>>> VinFast đâu ngại chơi ngông đối đầu Tesla
>>> Liệu Việt Nam và Trung Quốc có “chung tương lai” không?
Có phải Việt Nam đang bước vào thời kỳ rối loạn chính trị?