Link Video: https://youtu.be/8srr9DnZYcA
Thực ra, ngày Tết không chỉ có 3 ngày đầu tiên của năm mới. Vào những ngày cuối tháng Chạp, bắt đầu từ ngày 23 tháng Chạp khi người dân cúng đưa ông táo về trời, thì không khí Tết đã hiện về. Người dân vẫn gọi ngày 23 tháng Chạp là 23 Tết. Nghĩa là từ lâu người dân đã xem những ngày cuối tháng Chạp là Tết.
Tết được chia làm 2 giai đoạn, giai đoạn trước giao thừa và sau giao thừa. Trước giao thừa là chuẩn bị cho năm mới. Con cái về quê ăn Tết, ngoài dân nghỉ việc và đợi lương thưởng. Ở nhà thì chuẩn bị những việc cúng vái truyền thống, mua sắm thực phẩm, đồ dùng, lau chùi nhà cửa v.v.. Giai đoạn sau giao thừa là lúc nghỉ ngơi hưởng thụ. Chúc Tết, ăn nhậu, gặp gỡ bạn bè v.v… đều tập trung vào 3 ngày sau đêm giao thừa.
Đấy là 2 giai đoạn rõ rệt của Tết. Ở thượng tầng chính trị trong những ngày giáp Tết 2023 đã ghi nhận một trận chiến cung đình khốc liệt nhất lịch sử. Triều đình có 4 trụ thì một trụ đã “quất ngã” trụ còn lại. Nếu Đảng Cộng sản được ví như con voi thì 4 trụ này là 4 chân của nó. Vậy mà chân trụ này lại quật ngã chân trụ kia. Điều đó cho thấy, nội bộ Đảng Cộng sản không đoàn kết nhau, mà ngược lại, tranh đua nhau quyết liệt. Một hình ảnh Trung ương tranh quyền, tranh ăn, chỉ lo đấu nhau, trong khi đó, xã hội thì đang khó khăn trăm bề, không có hướng giải quyết, buộc dân phải gánh vác.
Có ý kiến cho rằng, ông Nguyễn Xuân Phúc viết đơn từ chức là thức thời, bởi trước mắt, ông có hình ảnh Trần Đại Quang làm mẫu. Không chịu về vườn thì sẽ chịu hậu quả thảm khốc, và ông Nguyễn Xuân Phúc đã chọn cách an toàn hơn người tiền nhiệm. Theo một số sự đoán trên mạng xã hội rằng, sắp tới sẽ có vụ bắt bớ long trời lở đất nhằm vào cựu đệ nhất phu nhân Trần Thị Nguyệt Thu. Không biết lời đồn này có phải là sự thật hay không. Chỉ có chờ đợi thì mới rõ.
Ngày Tết được chia làm 2 phần thì thượng tầng chính trị Việt Nam choảng nhau chí tử vào những ngày cận Tết. Khi Tết đến, có lẽ các quan chức “tạm đình chiến” để đánh chén “quà tết” và chúc tụng nhau những lời sáo rỗng. Đến khi các cơ quan công quyền chính thức làm việc trở lại, thì quá trình choảng nhau sẽ tiếp diễn, và hứa hẹn dân Việt sẽ có nhiều phim hay để mà xem.
Người ta nói “thượng bất chính, hạ tắc loạn”, trong trường hợp này không sai tí nào. Ngày 23/1, tức mùng 2 Tết, thông tin từ Bộ Y tế cho biết, từ sáng 29 Tết đến sáng mùng 1 Tết Quý Mão 2023, 1.056 người phải cấp cứu do đánh nhau, với 3 ca tử vong. Đấy chỉ mới là đánh nhau, chưa nói đến tai nạn do say xỉn, vì rượu bia ở Việt Nam được bán thả cửa.
Ít có quốc gia nào mà rượu bia rẻ như Việt Nam. Đã vậy, ở Việt Nam, bất cứ độ tuổi nào, bất kỳ giờ giấc nào cũng có thể dễ dàng mua bia. Tại Thái Lan, giá bia bị đánh thuế nặng nên giá gấp đôi Việt Nam, cấm trẻ em dưới 18 tuổi mua bia và bia chỉ bán từ 11 giờ trưa đến 2 giờ chiều và từ 5 giờ chiều đến giờ đêm. Ngoài khung giờ đó ra, tất cả mọi cửa hàng đều không bán bia, dù bất kỳ lý do nào.
Có thể nói, dưới ách cai trị của Đảng Cộng sản, xã hội Việt Nam đã sụt giảm đạo đức nghiêm trọng. Trong cách ứng xử giữa người với người nơi công cộng rất bạo lực. Đôi khi chỉ cần những va quẹt rất nhẹ trên đường cũng có thể xảy ra án mạng. Con người trở nên thờ ơ với đồng loại và trở nên hung hăng với nhau hơn.
Đạo đức xã hội đã như vậy, cộng với rượu bia được bán tự do không kiểm soát về giá, không kiểm soát khung giờ, không kiểm soát độ tuổi, đã đẩy cả xã hội chìm vào “hũ hèm” trong những ngày Tết và chuyện đánh nhau tăng đột biến không có gì là chuyện lạ. Dưới sự cai trị của một đảng phái chính trị bất chính thì xã hội loạn cũng không có gì là khó hiểu cả. Tất cả đều có nguyên nhân.
Bảo Trâm – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Một đất nước không còn lý tưởng, không còn sự tử tế, đất nước đó sẽ về đâu?
>>> VinFast đâu ngại chơi ngông đối đầu Tesla
>>> Liệu Việt Nam và Trung Quốc có “chung tương lai” không?
Đầu năm, Tô Lâm bị chơi xỏ. Không biết Tô Đại tướng có “sửng cồ” cho bắt người không?