Philippines trở thành mảnh ghép quan trọng của Hoa Kỳ trong cuộc đối đầu với Trung Quốc

Link Video: https://youtu.be/34vAuTENSMk

Philippines đã cho phép Hoa Kỳ được mở rộng quyền tiếp cận các căn cứ quân sự của quốc gia này trong bối cảnh lo ngại ngày càng gia tăng về hành vi cứng rắn của Trung Quốc ở Biển Đông và những căng thẳng quanh vấn đề Đài Loan.

Theo tin ngày 3/2 trên tờ báo Reuters cho biết, Bộ Quốc phòng Mỹ và Philippines ra tuyên bố Washington sẽ được tiếp cận thêm 4 địa điểm nữa theo Thỏa thuận Hợp tác Quốc phòng Nâng cao (EDCA) năm 2014. Tuy tuyên bố không tiết lộ chính xác những địa điểm này, nhưng ba căn cứ có thể đặt tại đảo chính Luzon, một hòn đảo nằm ở vùng phía bắc của Philippines.

Theo Thỏa thuận Hợp tác Quốc phòng Nâng cao (EDCA) năm 2014, Mỹ có quyền tiếp cận 4 căn cứ không quân và một căn cứ lục quân tại Philippines với hình thức triển khai lực lượng đồn trú luân phiên. Không có căn cứ nào trong số 5 cơ sở trên nằm ở đảo Luzon.

Với thỏa thuận mới được kí kết vào ngày 2/2 này, Washington đã lấp được khoảng trống trong một vòng cung bao gồm các đồng minh của Mỹ trải dài từ Hàn Quốc và Nhật Bản ở phía bắc đến Úc ở phía nam.

Hình: Bản tin trên trang Reuters

Kế hoạch mở rộng EDCA dự kiến diễn ra sau khi thủy quân lục chiến Mỹ đầu tháng 1 thông báo sẽ cải tổ một đơn vị đồn trú tại Okinawa, Nhật Bản, để tăng cường năng lực tác chiến ở những hòn đảo xa xôi và hiểm trở cho đến năm 2025.

Theo tin đăng tải trên tờ báo Lao Động ngày 2/2: “Nguồn tin của AFP cho hay, cuộc đàm phán đang triển khai để bàn về cơ sở thứ 5.”

Washington và Manila có liên minh an ninh kéo dài hàng thập kỷ bao gồm một hiệp ước phòng thủ chung và hiệp ước EDCA năm 2014 cho phép quân đội Mỹ luân chuyển qua 5 căn cứ của Philippines. Các thoả thuận cũng cho phép quân đội Mỹ lưu trữ các thiết bị và vật tư quốc phòng tại những căn cứ này.” – Báo Lao Động cho biết thêm.

EDCA đã gặp phải trở ngại dưới thời cựu Tổng thống Rodrigo Duterte, nhưng chính quyền mới của Tổng thống Ferdinand Marcos lại đang nổ lực đẩy nhanh việc thực hiện thỏa thuận này.

Tờ Lao Động cũng cho biết, theo bản EDCA mở rộng công bố ngày 2/2, Hoa Kỳ sẽ có quyền tiếp cận ít nhất 9 căn cứ quân sự ở Philippines.

Báo vnexpress.net hôm 1/2 cũng đưa tin: “Theo kế hoạch cải tổ, một trung đoàn duyên hải thủy quân lục chiến Mỹ sẽ được trang bị khí tài tiên tiến như tên lửa diệt hạm.”

Theo một quan chức quốc phòng Philippines: Tổng thống Marcos “nhận thấy biến động của khu vực vào thời điểm hiện tại và Philippines thực sự cần có bước đi”, cũng như đang “theo dõi chặt chẽ diễn biến” ở eo biển Đài Loan và Biển Đông.” Tờ vnexpress cho biết thêm.

Bình luận về sự kiện này, bbc tin tức tiếng Việt có bài viết “Mỹ mở rộng căn cứ ở Philippines hoàn thành vòng vây Trung Quốc” nêu quan điểm của ông Herman Kraft, Giáo sư Khoa học Chính trị từ Đại học Philippines: “Manila sẽ không trở thành một thành viên toàn diện trong liên minh của Mỹ để thách thức hoặc chống lại sự trỗi dậy của Trung Quốc. Philippines đang không làm những điều như Úc và Nhật, đó là trực tiếp thách thức các lợi ích của Trung Quốc trên Biển Đông hoặc Biển Đông Á. Tổng thống Marcos muốn có mối quan hệ tốt đẹp với Mỹ. Nhưng ông cũng muốn mối quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc vì lợi ích kinh tế.”

Hình: Bài bình luận trên bbc.com

Về phía mình, Bắc Kinh cũng chưa có động thái xem xét thỏa thuận căn cứ mới giữa Manila và Washington làm ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa họ và quốc gia láng giềng này.

Cũng trong bài bình luận hôm 2/2, đài bbc cho biết: “Trong một bài xã luận được đăng trùng hợp với thời điểm Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ ở Manila, trang Global Times của nhà nước Trung Quốc đã cáo buộc Mỹ “lập một cái bẫy cho Philippines” và cố gắng đẩy Philippines vào thế đối đầu trực diện với Trung Quốc.”

Trong khi đó, ông Renato Reyes, Tổng thư ký của Liên minh New Patriotic, một nhóm cánh tả, người tin rằng Trung Quốc chỉ cũng là thế lực đế quốc tư bản như Mỹ nói “Chúng tôi một lần nữa bị mắc kẹt ở giữa. Philippines vẫn có tinh thần thực dân – và nhìn Mỹ như một người anh lớn.” Báo bbc cho biết thêm.

Việc Mỹ trở lại Philippines được cho là bị các nhóm cánh tả của Philippines lên tiếng phản đối gay gắt.

Minh Vũ –  Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Tầm nhìn tương lai của Đảng

>>> Phải chăng Xuân Bắc “chửi” khán giả để thực hiện “sứ mệnh” mà Đảng giao phó?

>>> Phe “củi” phản đòn

Kinh tế Việt Nam năm 2023 sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức