Vụ việc đẫm máu ở Đồng Tâm diễn ra cách đây đã tròn 3 năm. Nếu như theo tục lệ sang cát, giờ là lúc những người đã chết trong đêm rạng sáng ngày 9 tháng 1 năm 2013 chuẩn bị bốc mộ.
Đồng Tâm vẫn là một bí ẩn về người chỉ huy chiến dịch tàn khốc này, người ta đồn đại rằng chủ mưu là ông này, ông kia. Có người lại còn nói, không phải chủ mưu từ cấp cao như Bộ Chính trị, Bộ Công an, mà chỉ là một ông tướng công an nào đó.
Nhân dịp bốc mộ những người đã chết ở Đồng Tâm cách đây 3 năm, mời các bạn đọc thoibao.de cùng ngược dòng thời gian để đến một vài chi tiết mà lúc đó, trong cơn biến động kinh hoàng ấy, ít người tìm hiểu.
Vào ngày 22 tháng 1 năm 2019, Trung tướng Phạm Quốc Cương, Tư lệnh Cảnh sát cơ động đã tổ chức một cuộc tập trận, gồm có Trung đoàn Cảnh sát cơ động Thủ đô và Tiểu đoàn Cảnh sát đặc nhiệm số 1. Nội dung tập trận là xử lý các tình huống:
– Giải quyết tập trung đông người, phá rối an ninh trật tự, bạo loạn chính trị.
– Chống khủng bố, bắt cóc con tin, rà phá bom mìn, chữa cháy.
Trung tướng Phạm Quốc Cương cho biết, trước tình hình tội phạm, trật tự, an toàn xã hội có nhiều diễn biến phức tạp, nhất là tội phạm về hình sự, ma tuý, tội phạm sử dụng vũ khí… đòi hỏi lực lượng công an nhân dân nói chung, lực lượng Cảnh sát cơ động nói riêng phải chủ động về phương án, lực lượng, phương tiện để xử lý kịp thời, hiệu quả các tình huống có thể xảy ra, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Công tác huấn luyện, diễn tập phải được tiến hành thường xuyên, qua đó rèn luyện, nâng cao khả năng chỉ huy, điều hành cũng như trình độ nghiệp vụ cho cán bộ chỉ huy các cấp, khả năng hiệp đồng tác chiến giữa các lực lượng.
Trung tướng Cương yêu cầu, các đơn vị chủ động lực lượng, phương án để sẵn sàng xử lý khi có tình huống phức tạp xảy ra, không để bị động, bất ngờ. Trước mắt đảm bảo an ninh, trật tự Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 và theo điện, mệnh lệnh của của Bộ trưởng Bộ Công an.
Chỉ chưa đầy hai tháng sau, đúng vào mốc thời gian mà ông Cương đã nói, Trung đoàn Cảnh sát cơ động Thủ Đô và Tiểu đoàn Cảnh sát đặc nhiệm 1 có mặt ở Đồng Tâm, để xử lý đúng 2 tình huống mà họ đã được tập trận trước đó ít lâu.
Chú ý lời căn dặn của Trung tướng Cương có nhắc đến sẵn sàng thực hiện điện, mệnh lệnh của Bộ trưởng Bộ Công an. Điều này có nghĩa, không cần văn bản gì, chỉ lời nói miệng hay cú điện thoại từ chính Bộ trưởng, là nhiệm vụ sẽ được thực hiện.
Đến đây thì đã rõ, những người chủ trương ra lệnh đàn áp đẫm máu ở Đồng Tâm có hai ông, là ông Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm và ông Trung tướng Phạm Quốc Cương, đơn vị thực hiện là Trung đoàn Cảnh sát cơ động Thủ đô và Tiểu đoàn Cảnh sát đặc nhiệm 1. Trong đó, vai trò chủ chốt tấn công thuộc về Tiểu đoàn Cảnh sát đặc nhiệm 1, đóng quân tại Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Đơn vị này, như Trung tướng Đỗ Đức Kính, Chính ủy Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động từng giới thiệu:
– “Tiểu đoàn Cảnh sát đặc nhiệm số 1 được thành lập vào ngày 12/3/1997, là đơn vị Cảnh sát đặc nhiệm đầu tiên của lực lượng Công an nhân dân, có nhiệm vụ “Thường xuyên luyện tập, ứng trực chiến đấu cao, sẵn sàng cơ động để ngăn chặn, trấn áp kịp thời các loại tội phạm khủng bố, không tặc, bắt cóc con tin, rà phá khắc phục các loại bom mìn, tham gia truy bắt các đối tượng phạm tội nguy hiểm… theo lệnh của Bộ trưởng Bộ Công an và Tư lệnh Cảnh sát cơ động”.
Sau 3 năm kể từ sự kiện đẫm máu ở Đồng Tâm, những cái tên như Phạm Quốc Cương, Đỗ Đức Kính có lẽ bây giờ mới được nhắc đến lần đầu tiên.
Tướng Kính đã về hưu, còn Tướng Cương dù đến tuổi về hưu năm 2022, nhưng được Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm ưu ái gia hạn thêm một năm nữa, kéo dài đến tháng 3 năm 2023, để làm Trợ lý, giúp việc cho Bộ trưởng Tô Lâm. Có lẽ ông Tô Lâm muốn giữ Tướng Cương bên mình để giữ cuộc điện thoại 3 năm trước với tướng Cương trong vòng bí mật.
Tướng Cương nên ghi chép lại vào những ngày mùng 7, mùng 8 tháng 1 năm 2020. Ông Tô Lâm đã điên thoại chỉ đạo gì về vụ Đồng Tâm. Nếu không, ngàn đời sau người ta chỉ biết vụ án đẫm máu ấy đều do tướng Phạm Quốc Cương là người chịu trách nhiệm.
Thu Phương – Thoibao.de (Tổng hợp)
Cộng tác viên thoibao.de gửi từ Hà Tây cũ.