Link Video: https://youtu.be/yKcE0IxwDO0
Cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam giai đoạn 2014 – 2017, ông Ted Osius hôm 2/1 đã có một bài bình luận về chính trị Việt Nam trên trang The Hill. Bài bình luận có tựa đề tạm dịch là “Bất chấp bất ổn về chính trị, Việt Nam đáng để mạo hiểm đầu tư”.
Ông Ted Osius đã so sánh cách loại bỏ các nhà lãnh đạo mới đây ở Việt Nam, giống như việc người Việt đã giấu cọc nhọn dưới sông Bạch Đằng hơn 1000 năm trước.
Ông cho rằng, sự xáo trộn trong ban lãnh đạo Đảng tuy khá đột ngột với bên ngoài, nhưng thực ra nó đã diễn ra âm thầm trong nội bộ suốt một thời gian dài. Tuy nhiên, ngay cả với những ý định tốt nhất, thì việc tìm ra mạng lưới tham nhũng cũng có thể gây ra những hậu quả không lường.
Theo ông, trách nhiệm giải trình của chính phủ, đặc biệt ở cấp cao nhất, luôn là điều tốt. Thậm chí có thể cho rằng, nước Mỹ có thể hưởng lợi từ trách nhiệm giải trình cấp cao hơn của cả hai bên. Nhưng sự phức tạp của Chính phủ Việt Nam có thể khiến những hành động này trở nên đáng sợ đối với những người bên ngoài, gồm các nhà đầu tư nước ngoài không thích rủi ro.
Ông Ted Osius phân tích, ông Phúc đã là gương mặt đại diện cho Việt Nam trong nhiều năm. Ông tạo ấn tượng tốt đối với các nhà đầu tư nước ngoài và các nhà ngoại giao trên toàn thế giới. Ông cải thiện quan hệ với Mỹ và điều hành một nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới.
Do đó, ông Ted Osius đặt câu hỏi rằng: Liệu các nhà ngoại giao và các tập đoàn phương Tây có tiếp tục được chào đón nồng nhiệt như những gì đã thu hút họ đến Việt Nam lúc ban đầu hay không? Ban lãnh đạo mới của Việt Nam sẽ có đường lối cứng rắn hơn đối với phương Tây? Câu trả lời nhanh và đơn giản lần lượt là ‘có’ và ‘không’.
Với tư cách là một nhà ngoại giao 30 năm, có chuyên môn đặc biệt về Việt Nam, ông Ted Osius nhận thấy, có một thông điệp rõ ràng và sâu sắc về việc Việt Nam coi trọng mối quan hệ với phương Tây, đặc biệt là với Mỹ. Có vẻ như việc loại bỏ những lãnh đạo cấp cao gần đây đã được chuẩn bị cẩn thận, để hiểu rằng, đây không phải là hình phạt cho việc có quan hệ gần gũi với phương Tây của họ, mà là việc nâng cao trách nhiệm giải trình tốt hơn trong Đảng Cộng sản Việt Nam và hệ thống chính trị của nó.
Ông Ted Osius cũng đưa ra lời khuyên cho các nhà đầu tư, rằng, sẽ có nhiều thay đổi hơn trong Chính phủ Việt Nam trong những tháng tới, gồm cả việc bầu Chủ tịch nước mới. Các doanh nghiệp nên chuẩn bị cho quá trình ra quyết định chậm hơn vào năm 2023 do thiếu kinh nghiệm của các nhân viên chính phủ, thận trọng hơn ở các vị trí mới.
Tuy nhiên, ông Ted Osius cho rằng, Việt Nam vẫn kỳ vọng sẽ đạt mức tăng trưởng kinh tế lên tới 6,5% trong năm 2023, dù có rất nhiều khó khăn. Những thành tựu này không thể đạt được nếu không có thương mại và đầu tư quốc tế, đặc biệt là với phương Tây. Áp lực lớn nhất của Đảng không phải từ bất kỳ thế lực bên ngoài hay nước láng giềng nào, mà từ nhu cầu nội bộ để tiếp tục tăng trưởng và thịnh vượng, vốn phụ thuộc vào thương mại và đầu tư nước ngoài. Đó là lý do tại sao Việt Nam tham gia một cách có hệ thống các hiệp định thương mại tự do khu vực, chẳng hạn như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực không có Mỹ, và Hiệp định Thương mại EU – Việt Nam.
Kết thúc bài bình luận, tác giả viết:
Câu ngạn ngữ xưa nói với chúng ta rằng “Rủi ro là cơ hội”. Cơ hội ở Việt Nam gần như vô tận, nhưng không phải không có rủi ro. Chính phủ sẽ khôn ngoan khi làm những gì có thể, để giảm rủi ro và tăng cơ hội. Khẩn trương phê duyệt quy hoạch điện được chờ đợi từ lâu là một bước mà Đảng có thể thực hiện để báo hiệu cam kết của mình đối với đầu tư nước ngoài từ phương Tây và ổn định kinh tế cho người dân.
Thu Phương – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Su-22 lại rơi cùng nhiều câu hỏi về khả năng tác chiến của loại khí tài này
>>> Sabeco từ bãi rác trong tay nhà nước, trở thành “viên ngọc quý” trong tay tỷ phú Thái Lan
>>> Sự dối trá đã dẫn đến thất bại của VinFast tại Mỹ
Vừa “bay chức” Tô Ân Xô lại “gầm” lên, “hổ báo” xanh mặt!