Link Video: https://youtu.be/5xEwChld3Rg
Ngày 4/1, ông Phan Văn Giang đã xuất hiện trên truyền thông. Cổng thông tin Chính phủ có bài viết “Đại tướng Phan Văn Giang: Đẩy nhanh tiến độ sản xuất, chế tạo một số loại vũ khí mới, hiện đại”. Đây là công việc của ông Phan Văn Giang về vấn đề củng cố tiềm lực quân sự cho Bộ Quốc phòng. Bao lâu nay, khí tài quân sự Việt Nam chủ yếu là ngoại nhập, phần trong nước sản xuất khá hạn chế. Lần này ông Phan Văn Giang thúc đẩy công tác tự sản xuất vũ khí, thì liệu rằng, có phải Bộ Quốc phòng đã chuyển hướng từ việc dựa vào vũ khí nước ngoài sang dựa vào vũ khí tự chế tạo?
Nhìn vậy chứ không phải vậy. Nếu cậy vào nội lực để phát triển vũ khí, Việt Nam sẽ bị hụt chân ở mảng công nghệ quốc phòng. Bao lâu nay, Việt Nam vẫn phụ thuộc vào vũ khí Nga là chính, mới đây, có chuyển hướng sang mua vũ khí của Israel và đang gặp vấn đề với nguồn vũ khí này.
Theo đánh giá của giới quan sát thì vũ khí Israel có ưu điểm hơn vũ khí cũ kỹ của Nga. Bởi nước Israel đang là cường quốc công nghệ quốc phòng, trong đó không ít công nghệ họ thừa hưởng từ Mỹ. Đặc biệt, Israel là đồng minh thân cận của Mỹ, vì thế tiếp cận vũ khí Israel cũng là một cách. Để một nhóm lợi ích trong quân đội kết nối với Israel để mua vũ khí hay du nhập công nghệ của họ nếu có thể.
Tại Trung ương Đảng, nhóm thân Tàu – Nga đang chiếm ưu thế, mà người đại diện cho nhóm này là ông Nguyễn Phú Trọng. Vụ AIC của bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn là vụ án có nhiều uẩn khuất, phần uẩn khuất lớn hơn phần nổi rất nhiều. Việc bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn bị truy nã đã ảnh hưởng không nhỏ đến mối quan hệ mua bán vũ khí giữa nhóm lợi ích thân Phạm Minh Chính trong quân đội. Mà quan hệ buôn bán này trục trặc, thì lợi ích bị bóp.
Trước đây, khi thế lực ông Nguyễn Phú Trọng chưa áp đảo thì nhóm kết nối với Israel trong quân đội đã liên doanh với phía Israel mở nhà máy sản xuất súng trường tại Việt Nam. Được biết, Israel là nhà cung cấp vũ khí thứ hai cho Việt Nam, chỉ sau Nga. Vào năm 2019, Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) cho biết, ngoài hợp tác quân sự, Israel còn là một trong những nước hiếm hoi chuyển giao công nghệ sản xuất vũ khí hiện đại cho Việt Nam, ví dụ dây chuyền sản xuất súng bộ binh Galil ACE 31/32 tại Nhà máy Z-111 thuộc Tổng Cục Công nghiệp Quốc phòng.
Trong tình hình người đứng đầu nhóm thân Tàu đang ráo riết siết chặt những đường dây buôn bán vũ khí với Israel, thì ông Phan Văn Giang dường như chưa có hoạt động đầu tư vũ khí nào đáng kể trong năm qua. Và việc ông Phan Văn Giang quay vào thúc ngành công nghiệp vũ khí nội địa cho thấy, dường như đường mua bán vũ khí với bên ngoài đang bị siết lại.
Theo Nghị Quyết 70/2022/QH15 thì ngân sách quốc phòng trong năm 2023 này là 185.235 tỷ đồng, tương đương với 7,7 tỷ đô la Mỹ. Một con số cao kỷ lục. Tuy nhiên, vấn đề mua bán vũ khí với Israel đang gặp trở ngại không biết ông Phan Văn Giang sẽ chi tiêu như thế nào với khoản tiền khổng lồ này? Theo một sỹ quan quân đội giấu tên thì khí tài quân sự trong quân đội Việt Nam cần thay mới rất nhiều. Có rất nhiều khí tài đã cũ kỹ trên 50 năm, hiện nay vẫn đang được dùng. Vụ chiếc SU-22 bị rơi tại Yên Bái chỉ là phần nổi của tảng băng. Rất nhiều vũ khí cần thay, tuy nhiên, phe muốn mua vũ khí Israel thì đang co vòi không dám động tĩnh.
Ông Nguyễn Phú Trọng đang là Bí thư Quân ủy Trung ương, ông Trọng có Phan Đình Trạc hỗ trợ trong việc soi những dự án mua bán vũ khí với Israel. Với ngân sách quốc phòng năm 2023 lên đến 7,7 tỷ đô la, ông Phan Văn Giang mà dùng sai với chủ trương của Đảng thì rất có thể, đấy là cái bẫy khiến ông phải trả giá. Ngân sách lớn nhưng rủi ro cũng đang rất lớn với ông Phan Văn Giang.
Lưu Ly – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Su-22 lại rơi cùng nhiều câu hỏi về khả năng tác chiến của loại khí tài này
>>> Sabeco từ bãi rác trong tay nhà nước, trở thành “viên ngọc quý” trong tay tỷ phú Thái Lan
>>> Sự dối trá đã dẫn đến thất bại của VinFast tại Mỹ
Mặc áo ‘đỏ sao vàng” bước lên “võ đài”, VinFast dính đòn quá nặng!