Link Video: https://youtu.be/U_HECATbTPg
VOA Tiếng Việt hôm 3/2 đăng tin: “Hai người Việt Nam bị kết án vì điều hành một mạng lưới trang trại cần sa trong những ngôi nhà trên khắp vùng Tây Bắc, Yorkshire và Midlands của Vương quốc Anh vừa bị buộc phải trả lại hơn 375.000 bảng Anh (khoảng 10,65 tỷ đồng) tiền lãi bất chính.”
Tại phiên xét xử hôm 2/2, Tòa án Preston Crown đã kết án Lin Van Dang 4 năm rưỡi tù giam và Thi Nguyet Nga Ho nhận mức án 10 tháng cộng với 12 tháng tù treo, bị cấm đi lại ba tháng.
Bài báo của VOA cũng cho hay: “Tòa án của Anh đã ra lệnh cho Van Dang hoàn trả tổng cộng 321.323,59 bảng Anh và Thi Ho phải hoàn trả 64.875,82 bảng Anh.
Họ cũng được lệnh phải bồi thường 19.199,16 bảng Anh cho hai nạn nhân là chủ sở hữu ngôi nhà để trang trải các khoản thu nhập bị mất và tân trang lại tài sản đã bị sử dụng để trồng cần sa.”
Số tiền này sẽ phải được hai bị cáo hoàn trả trong vòng ba tháng hoặc họ sẽ phải thực hiện án tù tương ứng với Van Dang và 10 tháng đối với Thi Ho.
“Cảnh sát nói cặp Van Dang và Thi Ho hiện đang điều hành các tiệm nail ở Blackburn, có tổng thu nhập kê khai từ năm 2018 đến năm 2020 là 73.317 bảng Anh.” VOA cho biết thêm.
Anh cho phép sử dụng cần sa cho mục đích y tế, nhưng cấm dùng nó cho mục đích tiêu khiển. Dù vậy, cần sa vẫn được sử dụng rộng rãi trên khắp nước Anh. Năm 2017, ước tính 7,2% người Anh trong độ tuổi 16-59 đã sử dụng cần sa, khiến nó trở thành loại ma túy phổ biến nhất nước này.
Cần sa là ma túy loại B, chung nhóm với ketamin và amphetamine. Người tàng trữ ma túy loại này có thể bị phạt tù lên đến 5 năm. Người cung cấp và sản xuất ma túy loại B đối mặt án tù lên đến 14 năm.
Trong một bài báo đăng vào 31/10/2019, trang vnexpress.net đã cung cấp thêm thông tin: “Trong vài năm gần đây, cảnh sát Anh nương tay với hành vi sử dụng cần sa để tập trung vào những ưu tiên cấp bách hơn. Người dùng cần sa nhiều khả năng bị cảnh cáo hơn là bị truy tố. Năm 2017, 15.120 người ở Anh và xứ Wales bị truy tố vì sở hữu cần sa, giảm 19% so với năm 2015.”
“Có ba làn sóng người Việt nhập cư vào Anh, theo nghiên cứu năm 2010 về tội phạm có tổ chức trong cộng đồng người Việt ở Anh của hai tác giả Silverstone D. và S. Savage. Làn sóng thứ nhất diễn ra sau khi kết thúc chiến tranh Việt Nam, nhiều người đến định cư ở London và miền đông nam nước Anh. Làn sóng thứ hai diễn ra vào những năm 1990, khi những người Việt không giấy tờ vốn sống ở các quốc gia thuộc Liên Xô và những nơi khác ở Đông Âu đổ sang Anh. Cuối những năm 2000, người Việt từ các tỉnh miền Bắc và miền Trung đến Anh để tìm kiếm cơ hội đổi đời. Ước tính 35.000 người Việt không giấy tờ sống ở Anh năm 2010.” Bài báo trên vnexpress cho biết thêm.
Cuộc sống khốn khổ ở quê nhà hoặc giấc mộng đổi đời đã khiến nhiều người Việt bất chấp nguy hiểm và mạng sống bỏ tiền để đi lậu qua những nước có nạn trồng cần sa trái phép. Số tiền mà các gia đình Việt Nam tự nguyện trả cho kẻ buôn người dao động khoảng 10.000 – 40.000 USD đổi lại họ được đưa sang các nước Châu Âu, đặc biệt là Vương quốc Anh vì tin vào triển vọng có công việc lương cao ở nước ngoài. Bên cạnh đó, một số người quay trở lại Việt Nam trong nợ nần và có nguy cơ tiếp tục trở thành nạn nhân của những băng đảng.
Trước đây, truyền thông tự do trong và ngoài nước đã phản ánh nhiều thông tin về những chuyến đi vượt biên gian nan, nguy hiểm và điều kiện sống khốn khổ như những nô lệ trong các trang trại cần sa. Tuy nhiên nhiều gia đình và nạn nhân vẫn xem nhẹ sự sống chết, vì nghĩ rằng xác suất xui rủi vẫn còn thấp và nếu may mắn vượt qua, họ sẽ có thể nhận được nhiều tiền hơn từ công việc này.
Vào cuối tháng 10/2019, thảm kịch 39 người được phát hiện tử nạn trong container đã khiến dư luận chấn động về những đường dây buôn người sang Anh quốc để làm việc trong các trang trại trồng cần sa của người Việt. Đây chỉ là một trong nhiều sự vụ tử vong tập thể được phanh phui bởi truyền thông cho đến thời điểm đó.
Quang Minh – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Dự đoán bức tranh toàn cảnh Việt Nam năm 2023 từ những xu hướng cuối năm 2022
>>> 3 năm Đồng Tâm, còn ai chưa nhắc đến.
>>> Đảng dẹp bỏ bất đồng chính kiến
Công an 5,2 tỷ đô, quân đội 7,7 tỷ đô. Quân đội ăn, Công an có chịu nhịn?