Link Video: https://youtu.be/QNJTWNlfiWA
Ngày 17/3, trang báo Người Việt có bài của tác giả Hiếu Chân bàn về nền kinh tế Việt Nam. Bài báo có tựa đề “Thảm họa ‘định hướng Xã hội Chủ nghĩa’ của kinh tế Việt Nam”.
Tác giả viết, tháng Giêng, tháng ăn chơi, chưa qua hết, mà người dân đã nhận được nhiều tin choáng váng về thành tích làm ăn của các tập đoàn kinh tế quốc doanh, mà nếu tình hình cứ tiếp tục kéo dài thì không biết đất nước sẽ rơi xuống vực thẳm nào.
Tác giả liệt kê “thành tích” của một số tập đoàn nhà nước như: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN); Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam (TKV); và Tập đoàn Hàng không Việt Nam – VietNam Airlines (VNA).
Về EVN, tác giả cho biết, Tập đoàn này độc quyền về sản xuất, truyền tải và phân phối điện trên cả nước, ước tính sẽ bị lỗ hơn 64,940 tỷ đồng (khoảng 2.75 tỷ USD) trong năm nay nếu giá bán điện không thay đổi. Trong khi năm 2022, Tập đoàn này đã lỗ 31,000 tỷ đồng (tương đương 1,19 tỷ USD).
EVN đang đối mặt với khó khăn chưa từng có, do giá nhiên liệu tăng cao, có khả năng mất cân đối tài chính, nói trắng ra là sập tiệm. Họ sẽ không còn tiền trong tài khoản vào cuối tháng 5 và thiếu tiền từ tháng 6.
Nếu EVN phá sản, ngừng hoạt động, có nghĩa là toàn bộ cỗ xe kinh tế sẽ “đứng bánh” và cuộc sống của mọi gia đình sẽ rơi vào cảnh đèn dầu hiu hắt.
Tác giả cho rằng, thông tin EVN “lỗ khủng khiếp” có thể là thật, cũng có thể là thủ đoạn để ép Chính phủ phải đồng ý cho Tập đoàn này tăng giá bán điện, sau khi đã tăng 13.69% mới đầu tháng này.
Về TKV, hôm 14/2, họ báo cáo đang gánh khoản nợ hơn 74,000 tỷ đồng (khoảng 3.1 tỷ USD), gấp 1.6 lần vốn chủ sở hữu (45,000 tỷ đồng). Trong số nợ này có hơn 44,400 tỷ đồng là nợ ngắn hạn, thời gian vay ngắn, phân lời cao. Tính bình quân mỗi ngày, Tập đoàn này phải trả 6.5 tỷ đồng (276,000 USD) tiền lời!
Về VNA, tuy không còn vị thế độc quyền như trước, nhưng VNA vẫn được nhà nước dành nhiều ưu đãi hơn các hãng hàng không tư nhân. Ấy thế nhưng trong lúc các hãng khác báo lãi, thì VNA lại lỗ chổng gọng. Theo công bố của VNA, năm 2022 Công ty này lỗ 10,463 tỷ đồng; năm 2021 lỗ 12,907 tỷ đồng; năm 2020 lỗ 10,927 tỷ đồng. Cộng gộp ba năm qua lỗ 34,297 tỷ đồng, tương đương khoảng 1.5 tỷ USD! Với số lỗ vượt quá vốn chủ sở hữu hơn 10,000 tỷ đồng, VNA đang đối mặt với khả năng cổ phiếu mã HVN của hãng hàng không quốc gia có thể bị hủy niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Đây chỉ là ba trong số nhiều “ông lớn” kinh tế của Việt Nam do nhà nước sở hữu làm ăn bết bát.
Tác giả nhận xét, một điểm dễ nhận thấy là, trong khi các công ty quốc doanh liên tục báo lỗ, thì các quan chức lãnh đạo của họ vẫn giàu nứt đố đổ vách, và sống rất vương giả. Trong dư luận từ lâu đã truyền tụng một xác tín là, ở các doanh nghiệp nhà nước, tiền lãi thì chia chác cho nhau và cúng cho cấp trên, còn lỗ lã thì đã có ngân sách – tức là tiền thuế của người dân, tiền vay của ngoại quốc – gánh chịu.
Tác giả nêu câu hỏi: Đảng Cộng sản cầm quyền có biết tệ nạn tham nhũng ở các công ty kinh tài của họ hay không? Và trả lời: Biết và biết rất rõ rằng, tham nhũng đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ. Tuy nhiên, có nhiều lý do khiến cho Đảng không thể mạnh tay bài trừ nạn tham nhũng trong các công ty nhà nước. Lý do căn bản nhất là do đường lối “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” của Đảng.
Tác giả phân tích, từ giữa những năm 1980, không thể tiếp tục đường lối kinh tế tập trung đã đẩy đất nước tới bờ vực đói khát, Đảng buộc phải “mở cửa,” “đổi mới”. Thế nhưng, do lo sợ kinh tế thị trường tự do làm mất cái bản chất “Xã hội Chủ nghĩa” – mà đặc trưng là chế độ công hữu – Đảng phải thòng thêm cái đuôi “định hướng Xã hội Chủ nghĩa”. Đảng thừa nhận nhiều thành phần kinh tế (tập thể, tư nhân, nước ngoài), nhưng quy định “kinh tế nhà nước” phải giữ vai trò chủ đạo, đất đai phải thuộc sở hữu toàn dân!
Đảng Cộng sản đã thanh lọc hàng ngũ các quan chức chính trị, nhưng không thể cải cách các tập đoàn kinh tế, một phần vì đường lối định hướng Xã hội Chủ nghĩa nêu trên, phần khác vì chính mô hình kinh doanh này nuôi sống guồng máy lãnh đạo chính trị, thông qua các hình thức hối lộ, chạy chính sách và chia chác quyền lợi. Sự gắn bó lợi ích luôn cản trở việc thực hiện một cuộc cải cách doanh nghiệp theo hướng minh bạch, công bằng, và hiệu quả hơn.
Tác giả dẫn câu nói để đời của bà Margaret Thatcher, cố thủ tướng Anh, rằng:“Vấn đề với Chủ nghĩa Xã hội là tới một lúc nào đó, nó sẽ tiêu hết tiền của người khác”.
Ý Nhi – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Chặn phe Chính kết nối Israel, Trọng – Huệ quay đầu chầu Nga, trung thành với vũ khí đồng nát
>>> “Cọp dữ” vồ “sư tử già”! Đinh Văn Nơi “thộp cổ” Tướng Công an Đỗ Hữu Ca
>>> “Chốt kèo”! Võ Văn Thưởng bị Tô Lâm đẩy vào ghế Chủ tịch nước, “sát khí” đang chờ!
Lao động lại tiếp tục bị cắt giảm, liệu kinh tế Việt Nam có rơi vào suy thoái?