Có thể nói, nhắc đến Tô Lâm là người dân Việt nghĩ ngay đến “thịt bò dát vàng”, với hình ảnh ông Bộ trưởng Bộ Công an há miệng đớp miếng thịt bò, trông rất bản năng gốc. Cụm từ “thịt bò dát vàng” mặc nhiên thành thương hiệu riêng cho ông Tô Lâm, mà không ai có thể soán ngôi được. Làm chính trị mà đi ăn miếng thịt bò dát vàng đầy tai tiếng như thế, thì chỉ có thể là Tô Lâm, một khán thính giả của Thoibao.de cho biết như thế.
Câu chuyện Tô Lâm ăn thịt bò dát vàng được báo chí thế giới đăng tải khắp toàn cầu. Ngoài những tờ báo bên trời Tây thì tờ Bangkok Post của Thái Lan cũng đăng hình ảnh này. Không dễ gì một quan chức được báo chí thế giới đăng rầm rộ như thế.
Ông Tô Lâm là quan chức của một nhà nước độc tài, và ông được người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam bao bọc, nên dù làm ra bao nhiêu tai tiếng bay khắp năm châu, ông Tô Lâm vẫn được đảm bảo cho chiếc ghế quyền lực của ông. Có lẽ, vì vị thế vững chắc đến như vậy mà Tô Lâm không cần phải che giấu bản thân kỹ như những người khác.
Không phải chỉ một lần ông Tô Lâm làm nên “thương hiệu toàn cầu” như hành động ăn thịt bò dát vàng, mà hành động bắt cóc của ông cũng gây hiệu ứng không kém. Vụ bắt cóc tại Berlin năm 2017 đã làm cho báo chí Đức và báo chí Slovakia đăng tải rộng rãi. Thật khó có ông Bộ trưởng Bộ Công an nào mà đổi tiếng nhiều như ông Tô Lâm.
Ngày 22/2, tờ Công an Nhân dân có đăng bài ““Thương hiệu” Cảnh sát hình sự Việt Nam khiến tội phạm khiếp sợ, nhân dân mến yêu, tin tưởng”. Đây là bài báo làm công tác tuyên giáo, mà đã là tuyên giáo, tự khoe tự vẽ, có phải là thật bao giờ đâu?
Có một điều mà một bạn đọc Thoibao.de thắc mắc, đó là tại sao họ lại dùng từ “thương hiệu”? Ý của Bộ Công an là hình ảnh tốt là thương hiệu cho cảnh sát hình sự. Vậy có thật như vậy hay không? Thoibao.de xin dẫn chứng và phân tích thêm.
Từ năm 2014, phía chính quyền cũng đã thừa nhận là có quá nhiều bức cung nhục hình trong các án hình sự. Nguyên nhân của tình trạng bức cung nhục hình là bởi bệnh thành tích và nghiệp vụ kém. Đây là tình trạng chung trong Bộ Công an. Những yếu điểm này đã được nêu ra trước Quốc hội, tuy nhiên, những đại biểu dám nêu vấn đề giờ đây không được bầu vào Quốc hội nữa. Đó là ông Lưu Bình Nhưỡng, ông Trương Trọng Nghĩa và một số đại biểu có trách nhiệm khác.
Ngày 19/3/2015, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa 13 đã họp đoàn giám sát “Tình hình oan, sai trong việc áp dụng pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự và việc bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự theo quy định của pháp luật”. Trong phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, trong 3 năm có đến 226 người chết trong lúc đang bị tạm giam.
Có thể nói, cảnh sát hình sự của Việt Nam là nỗi kinh hoàng của người dân. Rất nhiều vụ người dân bị bắt vào đồn, rồi bị cảnh sát hình sự bức cung cho đến chết. Trước đây Quốc hội còn giám sát và phát hiện qua số liệu, còn giờ đây, Đảng Cộng sản đã loại những đại biểu nào đã từng soi về tội ác của họ, nên tình trạng bức cung nghi phạm cho đến chết được ém rất kỹ.
Có lẽ ông Tô Lâm đang chỉ đạo báo chí tô hồng cho lực lượng cảnh sát hình sự, tuy nhiên, trò tô hồng này trở nên quá lố, khi mà số liệu đang chứng tỏ lực lượng cảnh sát hình sự thực sự đáng sợ với người dân.
Có người ví cách làm “thương hiệu” cho cảnh sát hình sự như trên chẳng khác nào ông Tô Lâm làm thương hiệu cho bản thân ông. Không có hình ảnh tốt đẹp nào, mà chỉ toàn là hình ảnh xấu xa. Không biết dân nào “tin yêu” cảnh sát hình sự hay không, nhưng cộng tác viên Thoibao.de khảo sát lên đến cả trăm người, thì chưa thấy ai “tin yêu” cảnh sát hình sự, mà chỉ là e sợ và nghi ngờ mà thôi.
Thu Phương – Thoibao.de (Tổng hợp)
Link tham khảo:
https://vietnamnet.vn/buc-cung-nhuc-hinh-chu-yeu-trong-an-hinh-su-196903.html