Khi bà Đào Hồng Lan, một người không có chuyên môn ngành y nắm quyền làm Bộ trưởng Bộ Y tế, thì đã xuất hiện nhiều ý kiến bào chữa rằng, bà làm công tác quản lý, không cần phải là người có chuyên môn ngành y mới quản lý được. Điều này cũng không phải là không có lý, khi mà không ít nhà quản lý ngành không có chuyên môn ngành. Cũng có giám đốc bệnh viện chỉ học quản trị kinh doanh mà không phải là bác sĩ.
Thực ra thì, dù làm công tác quản lý, mà nếu không biết tính đặc thù của ngành, cũng rất khó mà thành công. Ông Nguyễn Thanh Long là người có chuyên môn ngành y mà đã để cho Bộ Y tế thối nát tột cùng, bà Nguyễn Thị Kim Tiến thì cũng không khá hơn. Tuy nhiên, đấy có phải nguyên nhân là người có chuyên môn ngành y quản lý ngành y kém hơn người có chuyên môn quản trị hay không? Chưa chắc.
Mới đây, báo cáo của Thanh tra Chính phủ nêu, tỉnh Hà Tĩnh có 100% gói thầu mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế vi phạm.
Ngày 23/2, lãnh đạo Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, đã có báo cáo gửi Bộ Y tế về những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện Nghị quyết 144 của Chính phủ. Theo đó, Bệnh viện Chợ Rẫy hiện gặp nhiều khó khăn trong việc mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, hóa chất.
Đây là tiêu cực cũ từ thời ông Nguyễn Thanh Long, nhưng đến nay, nó vẫn cứ lởn vởn hiện lên trở lại dưới thời bà Đào Hồng Lan. Như vậy, khi Bộ Y tế xảy ra tiêu cực, người ta đổ lỗi các nhà quản lý ngành y không có chuyên môn quản lý, khi đổi một bà Bộ trưởng có chuyên môn quản lý mà thiếu chuyên môn ngành y thì tiêu cực vẫn lặp lại. Vậy nguyên nhân là do đâu?
Thực ra ngành y tế của Việt Nam đã bị virus tham nhũng ăn vào tận xương tủy từ nhiều năm nay, vì thế, không một cá nhân nào mà có thể gỡ được. Tràn lan những quan chức biển thủ làm giàu, ngày nay thầy thuốc cũng chạy đua theo xã hội, vứt bỏ lương tâm mà chạy theo đồng tiền. Tất nhiên vẫn có thầy thuốc chân chính nhưng không nhiều.
Thượng bất chính thì hạ tắc loạn. Bắt đầu từ Đảng Cộng sản, nơi đây sản sinh ra hàng hà sa số sâu gộc, sâu chúa, tranh nhau xà xẻo của công, tranh nhau tham ô để tư lợi, thì Bộ trưởng Bộ Y tế hay quan chức nào khác trong Bộ này làm sao chệch ra khỏi quỹ đạo chung? Ông Nguyễn Thanh Long học tới tiến sỹ, làm sao ông không hiểu tham ô là phạm pháp, tham ô là vô đạo đức, nhưng ông ta vẫn làm và cái kết là xộ khám.
Với tình trạng tiêu cực từ thời Nguyễn Thanh Long hiện về, thì điều đó cho thấy bà Đào Hồng Lan đang đuối trước nhiệm vụ mới. Còn nhớ, khi mới về làm Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế, bà Đào Hồng Lan đã kéo ông Phạm Minh Chính vào gỡ các nút thắt thời ông Nguyễn Thanh Long để lại. Lúc đầu bà làm như thế cũng là dễ hiểu, phần bà mới về, phần bà cần tìm hiểu thêm một số tính đặc thù của ngành y, để bà nắm bắt. Tuy nhiên, đến nay, là thời gian đủ lâu để bà Đào Hồng Lan tự giải quyết,
Bộ Y tế là một cạm bẫy, nó nghiền nát bất kỳ một Bộ trưởng nào. Bởi những vấn đề của nó như là bệnh “ung thư” rồi, không thể chữa được nữa. Cho dù có đưa đến chiếc ghế Bộ trưởng Bộ Y tế một nhà quản trị đại tài, thì e là người đó vẫn không thể làm gì với sự thối nát của nó.
Làm bí thư tỉnh là làm vua một địa phương, bên dưới có nhiều nhà quản lý đầu ngành, họ thay mặt lãnh đạo tỉnh điều hành. Nếu tốt thì lãnh đạo hưởng tiếng thơm, nếu không tốt thì lãnh đạo có thể đổ lỗi. Trong khi đó, quản lý ngành y trên cả lãnh thổ Việt Nam. Nó quá rộng để quản lý, nó quá khó đối với một tay ngang như bà Đào Hồng Lan. Nắm Bộ Y tế là chấp nhận rủi ro, ráng đến hết nhiệm kỳ thì có thể nói rằng, như thế đã quá thành công với bà Đào Hồng Lan.
Thu Phương – Thoibao.de (Tổng hợp )
Link tham khảo: