Chàng Thủ Chính biết chiều Đào

Vấn đề khủng hoảng y tế là câu chuyện về cơ chế, về luật lệ rối rắm. Với vai trò là người điều hành vĩ mô của ngành y tế, lẽ ra bà Đào (tức Đào Hồng Lan) phải có chính sách kịp thời để ngăn cản tình hình thiếu thuốc, thiếu thiết bị xảy ra. Đã kêu gào trước mà bà Đào, Bộ Trưởng Bộ Y tế, không có chỉ đạo nào đáng ghi nhận cả.

Người lãnh đạo năng động, nhiệt tình trong lúc ngành xảy ra khủng hoảng, cũng là một dạng Bộ trưởng bất tài, chứ nói chi đến chuyện không hành động gì khi khủng hoảng xảy ra. Tại sao năng động và nhiệt tình trong lúc khủng hoảng vẫn có thể là bất tài? Bởi người lãnh đạo có năng lực thực sự thì đã là người tiên liệu được khủng hoảng và ngăn chặn sớm, không để nó xảy ra, khiến cả ngành phải rối tung rối mù lên.

Bà Đào Hồng Lan – Bộ Trưởng Bộ y tế

Khi những đợt Covid-19 đầu tiên xuất hiện, ông Vũ Đức Đam là người tỏ ra nhiệt tình và năng động. Hình ảnh này lúc đó đã lấy đi trái tim không biết bao nhiêu người, bởi họ nhìn ông nhiệt tình mà cảm động. Tuy nhiên, khi Covid-19 ập đến thật, thì ông lại tỏ ra là người bất tài, sự lúng túng của ông đã để lại hậu quả quá lớn cho người dân.

Nếu so ông Vũ Đức Đam, người nắm chức Bộ trưởng Bộ Y tế từ ngày 5/11/2019 đến ngày 7/7/2020, với những gì bà Đào làm khi nắm Bộ y tế hôm nay, thì ông Vũ Đức Đam hơn rất xa, mặc dù ông Vũ Đức Đam không phải là người có chuyên môn ngành y. Điều này cho thấy, việc chọn người của Đảng Cộng sản, mà người đứng đầu là ông Nguyễn Phú Trọng, có dấu hiệu đi giật lùi.

Trong những ngày qua, bà Đào đã gần như thả nổi tình hình y tế tự trôi vào khủng hoảng, khiến sau đó ông Trần Hồng Hà phải nhảy vào cuộc, tuy nhiên, tình hình vẫn không thay đổi. Tình hình thiếu thuốc, thiếu trang thiết bị vẫn xảy ra đối với Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Bạch Mai, mà không hề có biện pháp nào ngăn chặn từ sớm.

Sau ông Trần Hồng Hà đến ông Nguyễn Văn Nên cũng phải ra tay giải quyết cuộc khủng hoảng y tế tại khu vực TP. HCM, nơi mà ông có trách nhiệm quản lý. Và như thế, năng lực yếu kém của bà Đào, Bộ Trưởng Bộ Y tế, lại kiến nhiều người phải vào cuộc. Và cuối cùng, người đứng đầu Chính phủ phải ra tay để giải quyết khủng hoảng này thay cho Bộ trưởng Bộ Y tế.

Trước tình hình bế tắc trong vấn đề nhập thuốc men và thiết bị y tế cho các bệnh viện đang diễn ra, ngày 4/3, ông Phạm Minh Chính cho ban hành Nghị quyết số 30/2023, về tiếp tục thực hiện các giải pháp bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế, có hiệu lực thi hành ngay. Chính phủ cho phép bệnh viện thí điểm một số cơ chế mới mua sắm trang thiết bị y tế, trong đó được lấy báo giá trực tiếp từ nhà phân phối khi mua máy độc quyền.

Trong năm 2023, Chính phủ cho phép các bệnh viện được thí điểm xây dựng giá gói thầu mua trang thiết bị. Nếu cùng chủng loại trang thiết bị, nhưng có nhiều hãng sản xuất, thì bệnh viện giao Hội đồng khoa học xây dựng tính năng, cấu hình kỹ thuật theo yêu cầu chuyên môn và lấy báo giá theo quy định.

Điểm nghẽn mua trang thiết bị chỉ là cơ chế, vậy mà một Bộ trưởng Bộ Y tế không hề giải quyết được. Tại sao chuyện đơn giản vậy để xảy ra trong bộ máy quản lý ngành y nhưng không ai dám phá vỡ nó, mà phải đợi đến khi Thủ tướng ra tay mới gỡ được?

Chính phủ đã phải giải quyết thay cho Bộ Y tế

Một mình bà Đào Bộ trưởng không động tĩnh gì khi ngành y khủng hoảng, đã kéo theo bao nhiêu người có trách nhiệm khác phải nhảy vào giải quyết. Từ Phó Thủ tướng đến Bí thư Thành ủy TP. HCM và giờ đến Thủ tướng, bị kéo vào chỉ để giải quyết một việc cỏn con, nhưng để lại hậu quả lớn này.

Từ khi còn là quyền Bộ trưởng Bộ Y tế, bà Đào Hồng Lan đã kéo ông Phạm Minh Chính vào cuộc xử lý các khủng hoảng thời ông Nguyễn Thanh Long để lại và ông Chính cũng chiều. Nhưng cuối cùng, khi ông Thủ tướng không lo việc Bộ Y tế nữa, bà Đào lại để nó rơi vào khủng hoảng.

Thu Phương – Thoibao.de (Tổng hợp)

Link tham khảo:

https://vnexpress.net/benh-vien-duoc-go-diem-nghen-mua-trang-thiet-bi-y-te-cao-cap-4577545.html