Link Video: https://youtu.be/fvetgA5Pvmk
Ngày 7/3, BBC Tiếng Việt đăng bài bình luận của luật sư Ngô Ngọc Trai về nền kinh tế Việt Nam. Bài viết có tựa đề “Việt Nam cần “thoát bất động sản” để tránh bẫy thu nhập trung bình?”
Tác giả so sánh GDP bình quân đầu người của Việt Nam và Philippines năm 2022, Việt Nam đạt khoảng 4163 USD, còn Philippines đạt khoảng 3597 USD.
Tác giả đánh giá, Philippines là quốc gia đã rơi vào bẫy thu nhập trung bình, thu nhập bình quân của họ còn thấp hơn Việt Nam. Hàng năm, Philippines vẫn có những chính sách kinh tế pháp luật được ban hành, nhưng nền kinh tế vẫn cứ chậm phát triển. Bởi vì, các chính sách đã bị thao túng, bị chi phối bởi các nhóm tinh hoa quyền lực, dẫn đến các chính sách chỉ nhắm tới những mục tiêu của họ, thay vì giải quyết các vấn đề dân sinh. Nhiều người đã lo lắng nêu lên nguy cơ Việt Nam cũng sẽ rơi vào bẫy thu nhập trung bình như Philippines.
Theo tác giả, nếu ngay từ bây giờ mà không có những chính sách đúng đắn, phù hợp, thì thật sự Việt Nam cũng sẽ rơi vào bẫy thu nhập trung bình. Mà nguyên nhân chính, theo tác giả, chính là những bất cập tồn tại trong thị trường bất động sản.
Lâu nay bất động sản bị đẩy giá quá cao, doanh nghiệp bất động sản thu lợi rất lớn. Chỉ cần lập dự án bất động sản và xin phê duyệt cấp phép, sau khi được cấp phép, chủ doanh nghiệp có thể trở thành tỷ phú sau một đêm. Vì họ chỉ cần bỏ ra một khoản tiền để bồi thường cho đất nông nghiệp giá rẻ, rồi bán cho khách hàng với giá đất ở và đất biệt thự, giá trên trời.
Lợi nhuận khủng từ bất động sản khiến cho nhiều doanh nghiệp sản xuất có thể đã thay đổi phương hướng kinh doanh, chuyển sang bất động sản, tác giả nêu nhận xét.
Hoạt động của ngân hàng cũng gắn kết chặt chẽ với bất động sản, thông qua việc cho vay thế chấp, khiến một nguồn lực ngân hàng rất lớn bị hút vào lĩnh vực bất động sản, thay vì đầu tư cho các lĩnh vực sản xuất khác.
Tác giả cho rằng, nền kinh tế Việt Nam cũng hoạt động theo hướng thị trường và đời sống xã hội cũng có nhiều những hoạt động tương tự Philippines.
Tức là, cũng có tầng lớp tinh hoa nắm nhiều ưu thế, họ cũng vận động cho các chính sách, quy định pháp luật có lợi cho họ, khiến cho những chính sách được ban hành, tưởng là vì lợi ích chung, nhưng thực chất chỉ có lợi cho những nhóm vận động.
Tác giả lấy ví dụ, chính sách về mô hình hợp tác công tư, trong đó có loại hình dự án đầu tư BT, đổi đất lấy hạ tầng. Theo đó, doanh nghiệp sẽ bỏ vốn ra để xây dựng hạ tầng, sau đấy sẽ được chính quyền địa phương trả lại bằng đất.
Lý do được đưa ra là vì nguồn vốn ngân sách công còn eo hẹp, nên muốn huy động nguồn vốn tư nhân cho phát triển hạ tầng, nghe rất hợp lý.
Nhưng có một dự án BT là xây dựng 12 km đường trong phạm vi khu đô thị mới Thủ Thiêm, chính quyền trả lại cho doanh nghiệp làm đường diện tích bất động sản cũng ở khu đô thị Thủ Thiêm, tính ra cỡ khoảng 11.000 tỷ đồng.
Hoặc dự án là đường Lê Văn Lương kéo dài ở Hà Nội, địa phương đã cấp đất bên đường cho doanh nghiệp, để rồi xây dựng nên những khu đô thị, biệt thự đắt đỏ.
Do thất thoát lớn tài sản công nên Luật đầu tư sửa đổi đã bãi bỏ mô hình BT, tức là không còn cho phép thực hiện dự án đổi đất lấy hạ tầng nữa.
Tác giả dẫn ví dụ này để chứng minh rằng, có những chính sách cũng đem lại lợi ích cho phát triển, nhưng phần lớn hơn lại bị thất thoát, nó cho thấy sức ảnh hưởng của những nhóm vận động.
Tác giả cho biết, đã có nhiều ý kiến hối thúc ban hành luật thuế về bất động sản, áp mức thuế cho bất động sản từ thứ hai trở lên, tức là tài sản tích lũy, để đảm bảo công bằng xã hội, cũng như làm giảm mức giá bất động sản xuống. Tuy nhiên, lại cũng có nhiều ý kiến hoài nghi về thứ thuế này và có những ý kiến đề nghị không ban hành.
Tác giả đánh giá rằng, việc cần làm ngay là kết thúc việc cho phép tiếp cận với nguồn tài nguyên đất đai quá dễ dàng. Thay vào đó, cần củng cố việc tôn trọng quyền sở hữu sử dụng đất của người dân, buộc doanh nghiệp muốn phát triển dự án phải bảo đảm công bằng và đầu tư trí tuệ, thay vì dựa vào quyền lực công. Theo đó, muốn làm dự án thì cần thương lượng thỏa thuận với người dân, để thuyết phục được người dân giao đất, cũng như tính toán bài toán tài chính để có thể đạt được lợi nhuận.
Khi đó, mức độ lợi nhuận của bất động sản không chênh bao nhiêu so với lợi nhuận thu được từ các lĩnh vực sản xuất khác.
Bằng cách đó, nguồn lực tài chính, nguồn lực con người, nguồn lực trí tuệ của xã hội, sẽ được nắn dòng, điều chỉnh sang những lĩnh vực mà tạo ra nhiều công ăn việc làm, thay vì bị hút vào lĩnh vực bất động sản như hiện nay.
Thu Phương – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Vì sao “Trùm làm án oan” Nguyễn Hòa Bình bị ông Tổng “hắt hủi”
>>> Được “bác Trọng” sủng ái, “nữ tướng” Trương Thị Mai cũng theo mẫu “1 mông 2 ghế”
>>> Cựu Tổng Mạnh “răng chắc sức bền” nhưng yếu, Tổng Trọng “y cà lếch” lại như voi
Xã hội Việt Nam có thực sự bình yên hay không?