Link Video: https://youtu.be/jpw41owEkus
Ngày 1/5, BBC Tiếng Việt có bài “Khủng hoảng nhiên liệu, Cuba hủy diễu hành mừng ngày Quốc tế Lao động”.
Theo đó, Chính phủ theo chế độ Cộng sản của Cuba đã hủy bỏ cuộc diễu hành thường niên mừng ngày Quốc tế Lao động, vì cuộc khủng hoảng nhiên liệu trầm trọng. Đây là lần đầu tiên kể từ cuộc Cách mạng năm 1959, các sự kiện ăn mừng ngày lễ này đã bị hủy bỏ vì những lý do kinh tế.
BBC cho biết, hồi đầu tháng này, Chủ tịch Cuba, ông Diaz-Canel nói, quốc gia này chỉ đang nhận 2/3 lượng nhiên liệu cần có.
Cuba vẫn đang chịu lệnh trừng phạt của Mỹ, họ có thể tiếp cận nguồn nhiên liệu thô nhưng không có khả năng xử lý chúng. Cuba chủ yếu nhập khẩu xăng dầu từ Venezuela, nhưng sản lượng đã sụt giảm 50% trong những năm gần đây, bởi vì bản thân Venezuela đang còn phải giải quyết những vấn đề nghiêm trọng của họ và ngày càng khó khăn hơn để trợ cấp cho đồng minh Xã hội Chủ nghĩa của mình.
Chính phủ Cuba luôn khẳng định, mô hình Chủ nghĩa Xã hội là tốt nhất cho quốc gia và đổ lỗi cho các vấn đề hiện nay là từ những lệnh trừng phạt kéo dài của Mỹ. BBC cho hay.
Việc thiếu hụt nhiên liệu tạo thêm áp lực cho đời sống của người dân Cuba. Ngày 11/4, trang El Pais của Tây Ban Nha có bài phân tích vấn đề này với tựa đề tạm dịch “Người dân Cuba xếp hàng chờ xăng, không thấy ánh sáng cuối đường hầm”. Theo đó, sau nhiều tháng mất điện, tình trạng thiếu nhiên liệu đã khiến giao thông trên bộ bị đình trệ trên hòn đảo này. Mức lương trung bình của người dân Cuba vào khoảng 150 đến 200 USD mỗi tháng, trong khi một lít dầu ăn đã tiêu tốn 30 USD và một kg sữa bột có giá 80 USD.
Theo tờ báo Tây Ban Nha, không có sự giải thoát nào cho Cuba. Tình trạng thiếu nhiên liệu khiến giao thông công cộng và tư nhân bị tê liệt. Hàng trăm tài xế ngủ trên xe nhiều ngày để chờ mua nhiên liệu, nhưng không có gì bảo đảm là nhiên liệu sẽ xuất hiện. Người ta chỉ biết chờ đợi và chờ đợi.
“Chúng tôi đang tồi tệ hơn bao giờ hết. Không ai biết phải làm gì nữa”, ông Manuel, chủ một phương tiện nói với El Pais.
Một số người tin rằng Chính phủ sẽ giải quyết vấn đề này và không để nó kéo dài lâu. Nhưng một số người khác thì không tin tưởng, bởi vì không chỉ thiếu xăng, quốc gia này còn đang thiếu điện và cả thực phẩm.
El Pais cho biết, trong 12 tháng qua, có khoảng 320.000 người Cuba, chiếm khoảng 3% dân số, đã vượt biên trái phép từ Mexico vào Mỹ. Quan chức Chính phủ Cuba thừa nhận rằng, đây là một cuộc khủng hoảng giao thông tồi tệ nhất trong thập kỷ vừa qua.
El Pais dẫn ý kiến của một số nhà kinh tế cho rằng, các vấn đề của Cuba mang tính tổng quát và mang tính cấu trúc – mô hình kinh tế đã bị phá vỡ. Chính phủ phải đưa ra các cải cách thực sự và tự do hóa nền kinh tế, thay vì các biện pháp khắc phục chắp vá không hiệu quả.
El Pais nhắc đến một khuyến nghị của Carlos Solchaga, một cựu Bộ trưởng Tây Ban Nha, cho nền kinh tế Cuba từ 30 năm trước. Cho đến nay, một số khuyến nghị vẫn còn phù hợp.
Báo cáo của Slochaga ghi nhận tính cấp bách của các cải cách cơ cấu toàn diện, trước tình trạng suy thoái kinh tế của Cuba dẫn đến sự suy giảm và hỗn loạn không thể đảo ngược, làm xói mòn khả năng điều hành của các nhà lãnh đạo.
El Pais dẫn ý kiến của nhà kinh tế học Cuba, Omar Everleny, cho rằng, những cải cách sâu rộng do Solchaga đề xuất đã bị trì hoàn quá lâu. Chính phủ chỉ nên tập trung vào các hoạt động chiến lược của đất nước. Cần chấm dứt độc quyền nhà nước về ngoại thương và các doanh nghiệp nhà nước hoạt động không hiệu quả cần chuyển đổi sang mô hình khác.
Nhà sử học Alina Bárbara Lóper cho rằng, Cuba đã đi đến giai đoạn cuối của mô hình chính trị, xã hội và kinh tế và không có khả năng cải cách trong điều kiện này. Đây là “cuộc khủng hoảng hệ thống”. El Pais cho hay.
Chúc Anh – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Trần Sỹ Thanh “trong veo” như sông Tô Lịch. Hà Nội vẽ dự án ngàn tỷ đánh chén!
>>> Bị đối thủ “phà hơi nóng vào gáy”, Nguyễn Thanh Nghị đang lòi “tử huyệt”!
>>> Xưng vua, dính hàng cấm, trục lợi từ thiện. Bát nháo showbiz Việt
>>> Zing News xát muối vào “vết thương” Tô Bộ trưởng. Sao Tô Đại tướng không ra tay?
Quân đội Ukraine tấn công Nga