Chứng ngáo danh lan nhanh từ showbiz đến giới nhà văn

Nền văn học Việt Nam từ lâu đã bị Đảng Cộng sản biến thành công cụ. Trước đây, những nhà văn, nhà thơ Cách mạng sáng tác văn chương phục vụ chế độ, giờ đây đọc lại khiến người ta phải lạnh sống lưng, vì tính man rợ của nó. Tố Hữu sáng tác thơ phục vụ Cải cách Ruộng đất, làm cho người đọc nghĩ, đấy là “vần thơ của quỷ”. Ngoài những vần thơ man rợ ấy, ông Tố Hữu còn sáng tác bài Đời Đời Nhớ Ông, để ca tụng Stalin – một đồ tể khét tiếng của nhân loại.

Trong vụ án Nhân Văn Giai Phẩm, Đảng Cộng sản đã ra tay đàn áp nhiều nhà văn, nhà thơ, dám nói theo ý mình, trái ý Đảng. Sau chiến dịch đó, văn thơ Việt Nam gần như không có gì đáng đọc, mặc dù nhà văn nhà thơ mọc lên như nấm. Theo tìm hiểu của chúng tôi, thời kỳ hiện đại, đặc biệt là thế hệ nhà thơ 7X, có người muốn sáng tác theo ý riêng, họ muốn giải phóng tư tưởng của họ khỏi sự kiểm soát của Đảng Cộng sản, thì họ bị đàn áp ngay. Có người đã phải tháo chạy để bảo toàn tính mạng.

Những vần thơ đáng đọc đã bị tàn sát, còn lại những người được gọi là nhà văn, nhà thơ, là thành viên trong Hội Nhà Văn Việt Nam, hay thành viên Hội nhà văn cấp tỉnh, đều là những cây bút nô bộc. Và tất nhiên, những gì họ viết ra đều không có giá trị, bởi người ta chẳng thấy trong nó có chút đặc sắc nào, chẳng có chứa một điều gì đó là con người.

Trong Hội nhà văn Việt Nam và các Hội nhà văn cấp tỉnh, đó là một xã hội Việt Nam thu nhỏ, nó là một bộ máy chính quyền thu nhỏ. Những người đứng đầu những hội này không phải là những con chim đầu đàn trong lĩnh vực văn học. Họ là người quyền kiểm soát tư tưởng, hoặc chí ít, họ có vai trò phát hiện những cây bút đi lệch con đường mà Đảng Cộng sản đã vạch ra. Và từ đó, để ngoi lên vị trí cao trong ban, hội, các nhà văn phải chứng tỏ vai trò nô bộc của mình.

Dưới bàn tay cai trị của Đảng Cộng sản, bệnh ngáo danh bùng nổ

Mới đây, nhà văn Dương Thu Hương, một nữ văn sĩ nổi tiếng tài hoa, người đã phải rời bỏ quê hương, để sang Pháp tị nạn. Bà đã nhận được giải thưởng cao quý Cino del Duca 2023 văn học tại Pháp. Giải này được đánh giá là chỉ đứng sau giải Nobel văn học về danh giá.

Điều này cho thấy, không phải Việt Nam không có những nhà văn lớn, mà nhân tài của Việt Nam đều bị Đảng Cộng sản tiêu diệt từ mầm mống, ngay trong trứng nước. Nếu bà Dương Thu Hương không sang Pháp tị nạn, thì tên tuổi của bà không vang danh trên thế giới như ngày hôm nay.

Những người có tư tưởng theo đuổi các giá trị tốt đẹp thì không thể tồn tại được dưới chế độ Cộng sản. Thay vào đó, là những con người háo danh, thích nịnh bợ thì lại phát triển. Một khi chế độ chính trị là cái nôi cho thói háo danh phát triển, thì Hội nhà văn cũng đầy rẫy những nhà văn háo danh. Họ muốn nổi bật bằng những trò PR thật kêu, họ muốn nổ cho thật lớn, để thiên hạ nhìn họ với ánh mắt ngưỡng mộ.

Bệnh ngáo danh lan sang giới nhà văn

Mới đây, trên báo Tuổi Trẻ có bài viết dẫn câu nói của nhà văn trẻ Hiền Trang. Cô này phát biểu rằng, “Nhà văn phải là người mà tỷ phú Elon Musk muốn cùng ăn tối”. Một câu nói chẳng có ý nghĩa gì, cô ta ghép tỷ phú Mỹ Elon Musk vào câu chuyện một cách khiên cưỡng, mục đích là gắn tên tuổi nhà văn với một vị tỷ phú nổi tiếng nhất thế giới. Họ muốn nổi mà không biết cách nào nổi nên vơ đại một tên tuổi lớn để bám vào. Đây là cách ăn mày danh tiếng của những nhân vật lớn. Câu nói chỉ cho thấp tầm của nhà văn thấp. Đây được xem là bệnh “ngáo danh”.

Sống dưới bàn tay cai trị của Đảng Cộng sản, bệnh ngáo danh lên ngôi. Từ giới Showbiz, bây giờ, đến giới nhà văn (tất nhiên vẫn có nhà văn tử tế, nhưng không nhiều) đều tràn ngập bệnh háo danh. Đấy là hậu quả của một bàn tay sắt cai trị, bàn tay Đảng Cộng Sản đã diệt hầu hết mầm tài năng. Nếu ai muốn phát triển bản thân, chỉ có thể trốn ra nước ngoài thì may ra.

Thu Phương – Thoibao.de (Tổng hợp)