Chính phủ Đức lên tiếng về vụ bắt giữ bà Hoàng Thị Minh Hồng

Link Video: https://youtu.be/3K1WDk8BHOE

Ngày 8/6, VOA Tiếng Việt loan tin “Đức quan ngại về vụ bắt giữ nhà hoạt động Hoàng Thị Minh Hồng”.

Theo đó, Chính phủ Đức ngày 7/6 đã bày tỏ quan ngại về vụ bắt giữ một nhà vận động môi trường nổi tiếng ở Việt Nam, đồng thời cảnh báo rằng, một thỏa thuận trị giá nhiều tỷ đô la gần đây để giúp Việt Nam loại bỏ than đá, cần có sự tham gia của các nhà hoạt động xã hội dân sự.

Theo VOA, Văn phòng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc cho biết, trích dẫn các nguồn tin đáng tin cậy, bà Hoàng Thị Minh Hồng bị Công an thành phố Hồ Chí Minh bắt giữ vào tuần trước, theo một lệnh tạm thời, với cáo buộc trốn thuế. Báo cáo cho biết, bà Hồng là nhà hoạt động môi trường nổi tiếng thứ 5 bị bắt ở Việt Nam vì cáo buộc trốn thuế trong hai năm qua.

VOA dẫn lời Bộ Ngoại giao Đức nói, vụ bắt giữ bà Hồng và những người khác “là một tín hiệu đáng báo động đối với các tổ chức xã hội dân sự trên cả nước, cũng như đối với việc bảo vệ môi trường và khí hậu”.

Chúng tôi cũng xem vụ bắt giữ này là nghiêm trọng, liên quan đến việc thi hành sắp tới Đối tác Chuyển đổi Năng lượng Công bằng (JETP), đã được thỏa thuận giữa Việt Nam và các nước G7, Đan Mạch và Na Uy,” Bộ nói.

VOA cho biết, thỏa thuận này được thống nhất vào cuối năm 2022, chứng kiến hai quốc gia Bắc Âu và Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển giàu có, cam kết tài trợ 15,5 tỷ đô la để giúp Việt Nam đẩy nhanh quá trình chuyển đổi từ điện than sang năng lượng tái tạo.

Thỏa thuận này nhằm giúp Việt Nam giảm phát thải ròng xuống bằng zero vào năm 2050, một mục tiêu mà các chuyên gia cho rằng, cần phải được đáp ứng trên toàn cầu, để hạn chế sự hâm nóng toàn cầu ở mức 1,5 độ C.

Đây là một trong một số thỏa thuận mà các quốc gia đang phát triển và giàu có đang đàm phán, để đáp ứng các mục tiêu khí hậu toàn cầu. Thỏa thuận đầu tiên như vậy đã được ký với Nam Phi vào năm 2021, và một thỏa thuận tương tự đã đạt được với Indonesia vào năm ngoái. VOA cho hay.

Hình: Bài trên VOA

Theo Bộ Ngoại giao Đức cho biết, sự tham gia của xã hội dân sự trong quá trình này, “được đính kèm rõ ràng trong thỏa thuận với Việt Nam theo chỉ thị của Chính phủ Đức.”

Những người bảo vệ khí hậu và môi trường như bà Hoàng Thị Minh Hồng đóng một vai trò không thể thiếu,” Bộ Ngoại giao Đức nhấn mạnh.

Tuy nhiên, một bài báo khác cũng của VOA nhận xét, điều trớ trêu là các nhà hoạt động môi trường hiện nay lại có rất ít không gian để hoạt động, vì những người hoạt động về khí hậu có chiến dịch mở đường cho JETP đều bị bỏ tù vì tội “trốn thuế”, mà nhiều người tỏ ra nghi ngờ về cáo buộc này.

Theo đó, bà Hoàng Thị Minh Hồng là nhà hoạt động môi trường thứ 5 bị bắt tại Việt Nam, sau ông Phan Mai Lợi, ông Đặng Đình Bách, bà Nguỵ Thị Khanh và ông Bạch Hùng Dương. Hầu hết các nhà hoạt động đều bị bắt với cáo buộc trốn thuế. Các chuyên gia nhân quyền nói, các vụ bắt giữ này là một phần của chiến dịch đàn áp các nhóm xã hội dân sự trong những năm gần đây của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Theo đài NPR của Mỹ, để phản đối tình trạng trấn áp này, các nhóm xã hội dân sự từ khắp nơi trên thế giới đang thúc đẩy các chính phủ và tổ chức tài chính muốn loại bỏ than đá ở Việt Nam, hãy gây áp lực với nhà cầm quyền về các hoạt động nhân quyền, trước khi gửi khoản tiền cam kết cho Việt Nam.

Quan sát quá trình đàn áp đối lập và xã hội dân sự của nhà cầm quyền Việt Nam, có thể dễ dàng nhận thấy, sau khi loại bỏ được giới hoạt động xã hội dân sự có tính đối kháng, những nhóm bị nhà cầm quyền chụp mũ là “phản động”, thì giờ đây, nhà cầm quyền đang nhắm vào các nhóm hoạt động dân sự “được cấp phép”. Chính quyền sẽ không buông tha bất kỳ ai “dám” nói lên những điều gây bất lợi cho họ, cho dù có “ngoan” về mặt chính trị.

Hình: Việt Nam được hỗ trợ gói chuyển đổi xanh 15.5 tỷ USD

Ý Nhi – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Trung Quốc bị tố dùng TikTok để theo dõi người biểu tình Hong Kong

>>> Thủ tướng Campuchia cao giọng khi “nhờ” Việt Nam bắt giữ đối lập

>>> Có bao nhiêu ông Phạm Bá Hiền?

Công an Việt Nam có “truyền thống” hách dịch với dân