Tesla đang thành công về mảng xe điện, tuy nhiên, thành công của Tesla không có nghĩa cũng là thành công cho các hãng xe điện khác. Tuy xe điện mới mẻ, nhưng thị phần của nó không phải là còn nhiều chỗ cho các startup tiến lên. Về cơ bản, thị hiếu của khách hàng trên toàn cầu vẫn ưu tiên cho xe xăng, chứ không phải đồng loạt chuyển qua xe điện. Về vấn đề nạp năng lượng, xe xăng mang lại tiện ích hơn, vì hạ tầng cung cấp xăng dầu đã tồn tại hàng thế kỷ, không dễ gì dẹp bỏ.
Tại thị trường Mỹ, đã có không ít những người từng dùng xe điện rồi quay lại xe xăng. Đó là thực tế, cần phải làm khảo sát nghiêm túc mới có thể đưa ra định hướng đúng. Những gì báo chí nói không thuyết phục bằng những khảo sát bài bản của chính các hãng xe. Hãng Toyota, một hãng xe xăng hàng đầu thế giới, gia nhập vào thị trường xe điện một cách chậm rãi mà không hề vội vã. Những hãng xe xăng lớn khác như Nissan, Hyundai, Mercedes hay BMW, đều tung ra xe điện, mục đích của họ là xí phần thị trường xe điện, chứ doanh thu từ xe điện rất nhỏ so với xe xăng.
Những hãng xe điện chuyển dần sang xe xăng là cách chuyển hướng vững vàng. Nếu thị trường xe điện không lớn nổi, thì họ vẫn còn thị phần xe xăng để tồn tại. Tuy nhiên, với hãng xe thuần điện thì rất rủi ro, bởi nếu họ kinh doanh thất bại, thì họ sẽ “bay màu” khỏi thị trường. Cho đến nay, hãng xe toàn cầu thuần điện thành công cũng mới chỉ có Tesla, mà chưa thấy hãng nào khác.
Thực tế là nhiều startup xe điện đã đánh giá sai xu hướng thị trường tương lai. Họ nghĩ rằng, xu hướng sử dụng xe xăng sẽ chuyển sang xe điện như vũ bão, và họ đã kêu gọi vốn thành lập. Ngay tại Mỹ và Trung Quốc, hàng loạt startup xe điện phá sản, bởi thị trường xe điện chưa lớn mà đã có dấu hiệu bão hòa. Hàng loạt hãng xe bán ra thị trường không đủ để hòa vốn, và thế là họ lỡ phóng lao thì phải theo lao. Họ tiếp tục đốt tiền để sản xuất xe và hy vọng thị trường ô tô điện bùng nổ. Kỳ vọng của họ đã không thành hiện thực, thế giới vẫn chuộng xe xăng, và thị trường xe điện vẫn lớn rất chậm. Thế là, hàng loạt hãng xe điện bị khai tử.
Ông Phạm Nhật Vượng đã tính sai nước cờ, cho đến nay, VinFast của ông Vượng vẫn đang đốt tiền, trong khi đó, kế hoạch huy động vốn trên thị trường chứng khoán Mỹ theo đường chính thức (IPO) đã thất bại, và hiện nay, VinFast của ông Vượng phải tính đường vòng. Câu chuyện gọi vốn từ thị trường chứng khoán Mỹ là câu chuyện dài tập và có nhiều chông gai. Việc được niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ chỉ là bước đầu, còn bước 2 là có huy động được vốn như mong đợi hay không? Nếu giả xử như VinFast niêm yết thành công và huy động được vốn, thì thời gian cũng mất vài năm. Với tốc độ đốt hơn 100 triệu đô la mỗi tháng, thì liệu rằng, sau 2 năm nữa, VinFast có cầm cự được hay không?
Vấn đề lớn nhất của Phạm Nhật Vượng là phải làm sao cho VinFast tự đứng được. Các cổ đông của VinFast cũng đang đợi thời điểm này, nhưng họ chẳng nhận được câu trả lời chắc chắn từ phía ông Chủ tịch Hội đồng Quản trị. Nếu cứ đà này thì không sớm thì muộn, VinFast cũng cạn tiền mà thôi.
Ngay tại thị trường Việt Nam, VinFast cũng ế số lượng lớn, khiến ông Vượng phải lập ra Công ty taxi GSM, để giải bài toán hàng ế cho VinFast Việt Nam.
Còn tại thị trường Mỹ thì sao? Xe VinFast không bán được số lượng đáng kể. Tại đây, ngoài ông lớn Tesla còn có Ford, Hyundai, Nissan vv.. thị phần cho xe điện vốn đã chật chội, nay lại càng chật chội hơn.
Từ khi làm xe điện cho đến nay, ông Vượng luôn cho VinFast uống thuốc liều cao, và cứ vậy, con bệnh này ngày một tăng đô. Nó cứ tăng đô hoài, thì cũng tới lúc bố mẹ nó hết tiền mà thôi. Ông Phạm Nhật Vượng đang bị VinFast hành, khó mà phất lên như thời trúng đất được.
Thu Phương – Thoibao.de (Tổng hợp)
Link tham khảo: