Link Video: https://youtu.be/LL4YxJTvV6s
RFA ngày 16/7 loan tin, “Các cựu lãnh đạo tỉnh Lào Cai “tiếp tay” cho khai thác khoáng sản “chui”, làm thiệt hại 610 tỷ đồng”.
Theo đó, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh Lào Cai vừa hoàn tất kết luận điều tra, và đề nghị truy tố 15 người, bao gồm nhiều cựu lãnh đạo tỉnh này trong vụ án khai thác “chui” hàng triệu tấn khoáng sản, gây thiệt hại cho nhà nước hơn 600 tỷ đồng.
RFA dẫn tin từ truyền thông Nhà nước cho hay, các cựu lãnh đạo tỉnh bị đề nghị truy tố gồm: ông Nguyễn Văn Vịnh – cựu Bí thư Tỉnh uỷ, cựu Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh; ông Doãn Văn Hưởng – cựu Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh; ông Nguyễn Thanh Dương – cựu Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh; ông Lê Ngọc Hưng – cựu Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh, cựu Giám đốc Sở Công thương. Những người này cùng bị đề nghị truy tố về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Ngoài ra, theo RFA, ông Nguyễn Mạnh Thừa, Giám đốc Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Xây dựng Thương mại Lilama, bị truy tố hai tội “Rửa tiền” và “Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên“.
Truyền thông nhà nước cũng cho biết, ông Nguyễn Quang Huy, Tổng Giám đốc Công ty Apatit Việt Nam bị truy tố tội “Vi phạm quy định về nghiên cứu thăm dò, khai thác tài nguyên”.
RFA dẫn kết luận điều tra cho biết, sai phạm được xác định xảy ra tại khu đất rộng 3,77 ha, tại địa bàn xã Đồng Tuyển (thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai). Dưới “vỏ bọc” dự án xây dựng nhà hàng, khách sạn, bị can Nguyễn Mạnh Thừa, Giám đốc Công ty Lilama, đã chỉ đạo nhân viên khai thác quặng apatit trái phép, rồi mang bán cho Công ty Apatit Việt Nam.
Được biết, quặng apatit Lào Cai là loại quặng metan phosphorit, là thành phần chủ yếu được sử dụng cho ngành công nghiệp sản xuất phân bón chứa lân ở Việt Nam. Mỏ apatit Lào Cai có bề dày 200m, rộng từ 1 đến 4 km, chạy dài 100 km, nằm trong địa phận Việt Nam, từ Bảo Hà ở phía Đông Nam, đến Bát Xát ở phía Bắc, giáp biên giới Trung Quốc. Khu mỏ này được ông Trần Văn Nỏ, một người dân tộc Tày tình cờ phát hiện vào năm 1924, và được khai thác từ thời Pháp thuộc.
Vẫn RFA cho biết, từ năm 2012 đến năm 2015, số quặng apatit mà Công ty Lilama khai thác thuê cho Công ty Apatit Việt Nam, và trực tiếp khai thác, lên tới hơn 1,5 triệu tấn, trị giá hơn 610 tỷ đồng. Công ty Lilama thu về hơn 484 tỷ đồng, Công ty Apatit Việt Nam cũng được hưởng lợi hơn 184 tỷ đồng.
RFA dẫn kết luận của Bộ Công an, cho rằng, để sai phạm có thể xảy ra và kéo dài trong khoảng thời gian trên, cơ quan công an xác định, Công ty Lilama được sự “hậu thuẫn” từ hàng loạt cán bộ cấp cao của tỉnh Lào Cai, thông qua việc ký các văn bản trái pháp luật, giúp Công ty khai thác và bán quặng.
RFA dẫn cáo buộc của Cơ quan Điều tra, theo đó, cựu Bí thư Lào Cai Nguyễn Văn Vịnh đã nhận hối lộ năm tỷ đồng, từ bị can Nguyễn Mạnh Thừa, vào dịp Tết Nguyên đán năm 2015. Số tiền này đã bị cựu Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai chi tiêu cá nhân hết, đến nay không thu giữ được.
Cơ quan điều tra cũng kê biên tài sản của một loạt các quan chức tỉnh có dính líu đến vụ án. Theo thống kê được truyền thông Nhà nước đăng tải, cơ quan điều tra đã kê biên diện tích đất rộng 100 mét vuông của cựu Bí thư Nguyễn Văn Vịnh.
Các cựu Phó Chủ tịch tỉnh là Nguyễn Thanh Dương, Lê Ngọc Hưng cũng bị kê biên các diện tích đất, mỗi người lên đến hàng trăm mét vuông đất và nhà. Riêng cựu Phó Chủ tịch Lê Ngọc Hưng, ngoài đất ở tỉnh Lào Cai còn có hai căn hộ chung cư ở Hà Nội và tài khoản hơn 1,8 tỷ đồng bị phong toả.
Đối với cựu Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Lào Cai Doãn Văn Hưởng, cơ quan điều tra đang tạm giữ số tiền 200 triệu đồng do gia đình bị can nộp, để khắc phục hậu quả. RFA cho hay.
Xuân Hưng – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Triệt Trịnh Văn Quyết, Bamboo Airways thấm đòn cầu cứu Chính phủ!
>>> Ông Tổng lựa thế đánh nào để “lật kèo” Ba Dũng?
>>> “Trùm chăn dắt báo chí” Nguyễn Mạnh Hùng vung gậy, Zing News ngoan ngoãn chịu phạt!
>>> Giáo dục tàn, y tế mạt nhưng tượng đài thì mọc như nấm!
Vì sao bị cáo là cựu quan chức phải che mặt?