Trước đây, trên mạng xã hội xuất hiện một câu chuyện trào phúng, có nội dung như sau:
Đảng được ví như là anh mù tự tin đi rừng, mà không hề có dụng cụ dò đường hỗ trợ. Vì thế, anh mù này cứ va phải cây và ngã ngửa, vấp phải đá ngã sấp mặt, hoặc lọt xuống hố. Mỗi lần vấp ngã thì phải ngồi dậy, mỗi lọt hố thì phải vất vả để trèo lên. Cứ mỗi lần trèo lên được đến miệng hố, thì anh ta lại hô khẩu hiệu “thắng lợi”. Và cứ như thế, “Đảng ta” đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Không phải ngẫu nhiên mà dân gian lại sáng tác ra truyện châm biếm này. Nói theo cách của ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thì, “mình có như thế nào thì người ta mới phải như thế chứ”. Nghĩa là, Đảng Cộng sản phải như thế nào, thì người dân mới sáng tác câu chuyện châm biếm như thế chứ. Tất cả mọi kết quả đều có nguyên nhân của nó.
Trước năm 1975, dù đang chiến tranh, nhưng nền kinh tế của Việt Nam Cộng Hòa cũng có hạng trong khu vực Đông Nam Á. Khi đó, thành phố Sài Gòn được ví như “hòn ngọc Viễn Đông”.
Tuy nhiên, sau biến cố 30/4/1975, thì Sài Gòn tan nát và đời sống dân sinh khổ cực, đến nỗi, người dân không có gạo mà phải ăn khoai mì, khoai lang, hay phải ăn bo bo. Đấy là thời kỳ kinh hoàng của người dân Việt Nam.
Đến năm 1986 thì kinh tế Việt Nam đã kiệt quệ, khiến Đảng Cộng sản buộc phải bỏ loại hình kinh tế bao cấp. Họ khôi phục lại mô hình kinh tế tư nhân như miền Nam trước 1975, nhưng chỉ khôi phục nửa vời. Nền kinh tế Việt Nam vẫn dành miếng bánh ngon nhất cho doanh nghiệp nhà nước, và doanh nghiệp tư nhân luôn chịu thiệt.
Tuy vậy, dù chỉ được khôi phục nửa vời, nhưng nền kinh tế Việt Nam cũng đã khởi sắc, bởi mô hình kinh tế tập trung là tệ nhất rồi, không mô hình nào tệ hơn.
Về thực chất, cái gọi là “đổi mới” của ông Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh vào năm 1986 chỉ là sửa sai, chứ chẳng phải là “đổi mới” gì cả. Có người nhận xét, chỉ cần chính quyền Cộng sản trả những gì vốn thuộc về nhân dân, thì tự khắc đất nước sẽ phát triển. Đó không phải là công của Đảng, mà là hành động chuộc tội của Đảng mà thôi. Tuy nhiên, những gì ngon thì Đảng không chịu trả cho nhân dân, như luật biểu tình và quyền sở hữu đất đai (chính quyền Cộng sản chỉ thừa nhận quyền sử dụng đất của dân, chứ không thừa nhận quyền sở hữu đất).
Mới đây, bà Trương Thị Mai, Thường trực Ban Bí thư kiêm Trưởng ban Tổ chức Trung ương, đã có phát biểu “Thước đo đối với sự lãnh đạo của Đảng là cuộc sống tốt hơn của người dân”.
Thực chất, chỉ cần quan chức không hành hạ dân, không cản trở dân, và thực hiện đúng trách nhiệm của họ, thì dân tự khắc sẽ có cuộc sống tốt hơn. Cuộc sống đấy là do người dân tự lo cho bản thân họ, chứ chẳng có quan chức nào lo hết. Quan chức chỉ cần đừng bòn rút là dân mừng lắm rồi.
Lịch sử cho thấy, sự tàn bạo và cả sự dốt nát của Đảng Cộng sản đã làm hại nhân dân, làm hại đất nước như thế nào rồi. Người dân sống dưới ách cai trị của Đảng Cộng sản luôn bị kìm kẹp, bì dồn nén, bị tước mất cơ hội. Tuy nhiên, khi nhân dân nỗ lực tự mang lại thành quả cho mình, thì Đảng nhận vơ là công lao của họ. Và lời nói của bà Trương Thị Mai là lời nói trịch thượng của kẻ có quyền trước dân.
Nếu hiểu đúng, thì Đảng phải mang ơn dân, chứ dân không cần mang ơn Đảng. Hàng triệu sinh mạng của dân được Đảng dùng để xây đắp vinh quang cho mình. Và hiện nay, 100 triệu dân là nguồn khai thác vô tận cho Đảng. Đã vậy, Đảng không biết ơn mà còn lên giọng dạy dân phải biết ơn Đảng.
Trong dân gian không chỉ tồn tại một chuyện ngụ ngôn như chúng tôi đã kể, mà còn tồn tại cả thơ châm biếm, rất nhiều. Ví dụ như 2 câu thơ rằng “mất mùa đổ tại thiên tai, được mùa bảo tại thiên tài Đảng ta”, là rất đúng với bản chất Đảng Cộng sản. Họ là một Đảng gian từ trong DNA, một người nhận xét với Thoibao.de như thế.
Thu Phương – Thoibao.de (Tổng hợp)
Link tham khảo: