Link Video: https://youtu.be/0z5BWXpM-Vo
Ngày 19/7, báo Tiếng Dân đăng bài “Nộp tiền khắc phục hậu quả là gì?” của tác giả, kiến trúc sư Dương Quốc Chính.
Theo đó, tác giả nêu thắc mắc, vụ chuyến bay giải cứu, nhiều báo nêu khái niệm, các bị cáo NỘP TIỀN KHẮC PHỤC HẬU QUẢ, có báo gọi là nộp tiền. Nhưng nộp tiền này để làm gì? Khắc phục hậu quả cho ai? Ai sẽ được hưởng số tiền này?
Tác giả thẳng thắn nêu quan điểm, phải hiểu bản chất, là người dân, hành khách được “giải cứu”, mới là bên chịu thiệt hại về tiền bạc. Nhà nước, ngân sách mất quái gì đâu, chẳng qua chế độ, chính quyền, ngành Công an, Ngoại giao, bị mang tiếng xấu với nhân dân, nhưng chả thiệt hại đồng nào hết. Vậy bị cáo nộp tiền vào ngân sách là ngân sách được lợi, vì chả mất gì mà lại được đóng tiền vào không ít, trong khi người dân chịu thiệt hại thì lại không được trả lại tiền.
Tác giả phân tích, trường hợp bị cáo nộp lại tiền với tội danh lừa đảo, thì tiền đó đúng ra phải trả lại bên bị lừa. Như Tướng Tuấn nộp 1,55 triệu đôla, thì tiền đó phải trả cho bị cáo Hằng (là bị cáo tội đưa hối lộ, nhưng đồng thời là bị hại trong vụ lừa đảo).
Tác giả tiếp tục thắc mắc, còn các bị cáo với tội danh đưa hối lộ, thì vừa mất tiền đưa hối lộ, lại phải nộp thêm tiền, thì là tiền gì? Khắc phục hậu quả gì?
Tác giả trình bày cách hiểu của mình, theo đó, tiền hối lộ mà bị bắt thì đương nhiên bị sung công quỹ, nhưng bị cáo lại nộp thêm tiền với lý do gì? Và tác giả thắc mắc, “Chạy án” công khai à?!
Tác giả nêu câu hỏi đã được nhiều người đề cập, đó là, dân có được trả tiền lại không?
Theo tác giả, chắc chắn là không, vì vụ án này không liên quan đến người dân, chỉ xử tội đưa và nhận hối lộ, lừa đảo, môi giới hối lộ. Dân mua vé giá cao là công khai, tự chấp nhận mua. Một trong các lý do là dân bị hệ thống tuyên truyền của Việt Nam nhồi sọ về độ nguy hiểm quá mức, thổi phồng về dịch Covid. Nên cột điện Mỹ cũng bỏ đống tiền để về nước, trong khi, đáng lẽ chả mất tiền oan mà về làm gì. Vì họ không thuộc nhóm dễ chết vì Covid.
Tác giả lại tiếp tục nêu câu hỏi khác, chả biết có nước nào ùn ùn giải cứu ngoại kiều như Việt Nam không hả anh em?
Tác giả cho rằng, người dân may ra được trả tiền nếu họ kiện các công ty môi giới giải cứu mà thôi. Hiện giờ chưa có. Thế là ngân sách ôm được mớ tiền to tướng, lãi to.
Tác giả lưu ý là, tiền bị cáo phải nộp lại sẽ do bản án được tuyên, và dựa vào Luật Hình sự, chứ không được thu bừa bãi.
Như vậy, tác giả phân tích tiếp, bị cáo nộp tiền này không thể được coi là khắc phục hậu quả, mà đích thị là “chạy án” công khai, như thế cũng là một sự bất công, vì người giàu sẽ dễ được án nhẹ, do đóng lại nhiều tiền, kiểu Tướng Tuấn. Tuấn nộp lại 1,55 triệu đôla với lý do gì? Chắc chắn là để được án nhẹ. Bị cáo khác không có mấy chục tỷ đồng để nộp, thì chịu án cao sao?
Bình luận bên dưới bài viết này trên trang Tiếng Dân, nick Van Hoang Dang viết:
“Nền pháp luật của một quốc gia mới là lớn lao nhất, vô giá không thể mua bán, trao đổi bằng vật chất. Nhưng ở Việt Nam, bởi những lũ chính trị gia bẩn, quan chức cao cấp bẩn nắm quyền thống trị là lũ tham tiền. Nên cả pháp luật của đất nước chúng cũng quy ra tiền?
Bình luận trên Facebook về đề tài này, nick Dân Thích châm chọc: “Tự nhiên nhân dân thì mất tiền mà nhà nước lại được tiền, lạ nhỉ.”
Nick Nguyễn Long Chiến thì cay đắng: “Luật cần nghiêm minh. Vì tiền à giảm nghiêm minh, xã hội sẽ vô thiên vô pháp”.
Pham Thuy thì mỉa mai: “Ngân sách lại giàu lên mấy chục nghìn tỷ. Lại không biết tiêu vào đâu.”
Nick Bảo Phong Trần thẳng thắn: “Nguyên đảng cướp giờ lôi tiền ra mặc cả với nhau như ngoài chợ, pháp luật không tồn tại ở Đông Lào.”
Nick Nga Nguyen kết luận ngắn gọn: “Tập đoàn Mafia lớn nhất Việt Nam”.
Ý Nhi – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Vì đâu Nguyễn Thị Thanh Nhàn có quyền lực khiến các bí thư tỉnh phải nể sợ?
>>> Công an sơ hở hay “thẳng thắn” trong vụ Đường Văn Thái?
>>> Vụ án “chuyến bay giải cứu”: nộp lại tiền có được giảm án?
>>> Vi phạm nhân quyền trong dự thảo quản lý livestream.
Câu chuyện “chó cắn chó” và các đồng chí cởi truồng