Link Video: https://youtu.be/vxbYTKZD3eo
Ngày 22/7, blog Thiên Hạ Luận trên VOA có bài “Từ vụ chuyến bay giải cứu: Đảng không phải là giải pháp, mà chính là vấn đề”.
Bài viết trích dẫn những ý kiến, quan điểm trên Facebook bày tỏ thái độ đối với những quan tham trong vụ chuyến bay giải cứu, những kẻ bị coi như “quỷ ma đội lốt người đang tồn tại giữa đời”.
Facebook Lão Tạ dẫn trường hợp ông Tô Anh Dũng (Thứ trưởng Bộ Ngoại giao) và bà Nguyễn Thị Hương Lan (Cục trưởng Cục Lãnh sự của Bộ Ngoại giao) để làm minh chứng:
“Một người nhận tới 25 tỉ đồng, mà vẫn nói như đang báo cáo về kết quả học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Ăn đến rỗng túi đồng bào, mà vẫn “coi họ như ruột thịt” thì còn hơn cả sự kinh tởm. Còn ông Tô Anh Dũng, người 37 lần nhận tiền, lên tới 21,5 tỷ mà vẫn đủ trơ tráo nói không biết đó là tiền hối lộ? Tiền luôn có sức cám dỗ kinh khủng, bất cứ ai cũng có thể bị nó đánh gục. Nhưng khi đã phạm tội, thì NHẬN TỘI và chấp nhận hình phạt, là hành động duy nhất còn mang tính đạo lý. Trên thực tế, khi chấp nhận hình phạt, là cách rửa tội lỗi hiệu quả nhất, để tìm lại sự thanh thản. Cần gì phải thanh minh dài dòng. Chỉ một câu thôi: Tôi đã phạm tội và xin nhận hình phạt. Đó là cách họ cho thấy họ vẫn là con người.
Dương Quốc Chính thì cho rằng, nguyên nhân chính dẫn tới scandal “giải cứu” là từ cơ chế “xin – cho”. Theo ông Chính:
“Nhiều anh em thiện lành và bò đỏ chỉ biết lao vào chửi bọn quan tham, bọn doanh nghiệp đưa hối lộ, làm hỏng cán bộ ta, bọn cán bộ điều tra sâu mọt chạy án… nhưng phải hiểu đó chính là vấn đề của thể chế. Thể chế càng tạo ra nhiều cơ chế “xin – cho” thì càng tạo cơ hội cho tham nhũng…”
“Chúng ta cần hiểu là: “Trong vấn đề tham nhũng hiện tại, Đảng không phải là giải pháp cho vấn đề chống tham nhũng, mà Đảng chính là vấn đề”. Bởi vì hầu hết cán bộ tham nhũng là nằm trong Đảng. Chính Đảng, Chính phủ tạo ra cơ chế “xin – cho”, từ đó tạo ra tham nhũng, rồi Đảng lại tự đốt lò. Nó thành cái vòng luẩn quẩn.”
“Quay lại vụ án giải cứu, cần hiểu rằng, doanh nghiệp cũng là nạn nhân, buộc phải hối lộ để có cơ hội làm ăn thôi. Muốn chống tham nhũng tận gốc thì phải dò ngược lên trên xem ai đã tạo ra cái cơ chế để các quan chức kia được quyền ban phát cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp?.. Chống tham nhũng thì trước tiên phải từ cơ chế chứ không thể đổ trách nhiệm cho dân.”
Tương tự, nickname Là Công Dân lưu ý:
“Vụ xét xử “giải cứu” đang gây rúng động xã hội và nhân tâm, nhưng lý do chỉ bởi quy mô chứ về bản chất thì không hề khác gì so với hàng vạn vụ tham nhũng lớn bé đang tràn ngập trong xã hội Việt Nam lâu nay. Mọi thứ liên quan đến thủ tục hành chính đều có thể diễn ra theo cách như thế, từ xin tờ giấy chứng nhận độc thân, đăng ký kết hôn, đăng ký kinh doanh, mở trường học, cho đến những việc đại sự khác. Câu hỏi đặt ra là, tại sao đã có luật, có quy định, mà bạn vẫn bị làm khó đủ đường để phải mất tiền? Đơn giản vì bạn phải “xin”, bạn không có quyền yêu cầu hay đề nghị. Lại hỏi, có quy định rồi, cứ theo đó mà làm, nếu cơ quan và cá nhân nào gây khó thì kiện, sao phải xin xỏ chạy chọt? Đúng thế, nhưng đấy là trong một cơ cấu quản trị kiểu khác, còn ở Việt Nam, thì cơ bản những lẽ thường ấy chỉ nằm trên lý thuyết. Ở các nước có cấu trúc xã hội tiến bộ, chỉ cần nhân viên công quyền làm sai là lập tức lên báo hoặc bị kiện và phải về vườn ngay tắp lự. Lại bảo, “ở ta cũng có báo chí và tòa án cơ mà”. Đúng, nhưng đó không phải báo của anh, báo chí tư nhân không có và không độc lập, muốn chuyện được đăng chẳng phải dễ dàng, có khi cũng lại phải “xin”, còn tòa án thì lại cũng chẳng độc lập, kiện có khi chỉ mang thêm họa vào thân. Nghĩa là, luật tương đối đầy đủ, nhưng cơ chế để vận hành nó thì không tương thích, thành luật hoặc bị hạn chế, hoặc bị vô hiệu hóa, thậm chí bị biến thành công cụ để những cá nhân có quyền lực lợi dụng.
Là Công Dân cũng xem về bản chất, việc người Việt bị cướp mất hàng trăm tỉ trong hoạt động “giải cứu” chẳng khác gì việc phải nộp 50.000 “lệ phí” khi đi nộp hồ sơ cho con vào lớp 6:
“Xử một vụ tổ chức các chuyến bay giải cứu, hay trăm vụ, ngàn vụ, dù lớn hơn thế nữa, nhưng không thay đổi cơ chế hiện tại thì tham nhũng và tội phạm trong nhà nước không cách gì diệt sạch được.”
Thu Phương – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Thời Ngô Xuân Lịch, Nguyễn Thị Thanh Nhàn hất cẳng 2 công ty buôn vũ khí Bộ Quốc phòng
>>> Ông Tô phát tán tượng ông Hồ ở Angola, để tuyên truyền hay muốn “trấn yểm”?
>>> Con trai Nguyễn Phương Hằng nhằm thẳng Dũng Lò Vôi mà phang cho tới cùng
>>> Ông Tô tự vả mặt mình và gián tiếp thừa nhận hành vi “hốt cóc” Thái Văn Đường!
Các doanh nghiệp trong vụ chuyến bay giải cứu: Vừa là bị cáo, vừa là nạn nhân