Thiếu văn hoá ứng xử nhưng quan ta luôn thừa văn hóa phong bì!

Câu chuyện về ông Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng chiếm thảm đỏ dùng để đón quốc khách, là một phần trong vô vàn hành động thiếu văn hóa của quan chức Cộng sản. Những người được Đảng Cộng sản đào tạo luôn có máu háo danh và coi thường nhân dân, bằng cấp thì nhiều, nhưng văn hóa ứng xử rất kém. Từ người nhân viên quèn đến quan lớn đều như nhau cả.

Văn hóa ứng xử của ông Nguyễn Văn Hùng đâu sao không thấy?

Không chỉ có ông Nguyễn Văn Hùng, mà trước đây, ông Trần Tuấn Anh hay ông Trần Sỹ Thanh cũng cư xử thiếu văn hóa như vậy. Họ không có văn hóa ứng xử tương ứng với vai trò mà họ đảm nhiệm. Có lẽ, chính vì được đào tạo bởi Đảng Cộng sản, mà những quan chức này mới như vậy. Họ thường có mẫu số chung là háo danh, tranh công, thích ra oai vv.. chính những thứ đó tạo nên một phong cách ứng xử rất Cộng sản. Một phong cách thiếu văn hóa trong ứng xử.

Việc dạy đạo đức và dạy văn hóa cho các quan chức Cộng sản không phải là không có. Thực tế thì ngành giáo dục của Cộng sản có dạy về văn hóa. Tuy nhiên, các môn học tạo nên nhân cách con người đã bị bóp méo. Lấy ví dụ như môn Giáo dục Công dân, là môn dạy văn hóa rõ nét, tuy nhiên, dưới mái trường Xã hội Chủ nghĩa, thì môn này đã bị lồng ghép chính trị vào. Ngoài ra, những người thầy của nền giáo dục Xã hội Chủ nghĩa, cũng có nhiều vấn đề cần phải bàn. Tấm gương người thầy không tốt, giáo trình bị lồng ghép những thứ ngoài phạm vi đạo đức vv… đã tạo nên văn hóa xã hội và văn hóa quan chức của chế độ.

Ông Nguyễn Văn Hùng, người đã chiếm lấy tấm thảm đón Thủ tướng Malaysia, là người học đến thạc sĩ. Tuy nhiên, trong chế độ này thì thạc sĩ và tiến sĩ nhiều như rươi, nhưng văn hóa ứng xử của quan chức vẫn không khá hơn được. Có học chưa hẳn đã có văn hóa.

Văn hóa ứng xử thì quan chức Cộng sản thiếu thốn nghiêm trọng, nhưng “văn hóa phong bì” thì gần như không một quan chức nào thiếu. Đến nay, “văn hóa phong bì” chỉ còn mang nghĩa bóng, vì nay, những khoản “lót tay”, “lại quả” lên đến hàng chục tỷ đồng, thì không thể dùng bao thư nữa. Nếu tiếp tục dùng phong bì, chắc phải dùng xe tải may ra mới đựng hết. “Văn hóa phong bì” hiện nay đã tiến quá xa so những cái phong bì nhỏ xíu rồi.

Chỉ một bữa ăn thịt bò dát vàng của ông Bộ trưởng Bộ Công an thôi, thì đã không thể dùng phong bì đựng nổi. Phong bì nào đựng hết 30 triệu đồng tiền Việt? Ấy chỉ mới nói tới một bữa ăn thôi thì đã không thể dùng phong bì, còn chi phí cho con gái du học Anh của ông Tô Lâm, với 80 ngàn Bảng mỗi năm, thì phong bì nào chứa được.

Tuy phong bì không còn chứa được tiền tham ô, nhưng cái “văn hóa phong bì” thì quan chức nào cũng có. Nếu không có phong bì, thì với mức lương chết đói do nhà nước trả cho họ, làm sao họ đủ sống? Chỉ cần lấy tài sản nổi của quan chức, như nhà, ô tô, đồng hồ vv… rồi so sánh với mức lương của họ thì biết, văn hóa phong bì nó là nguồn sống cho quan chức.

Sáng 22/7, khi nói lời sau cùng, Tổng Giám đốc Công ty Blue Sky Lê Hồng Sơn nói, bản thân cũng chỉ là “nạn nhân” của cơ chế “xin – cho”, nạn nhân của văn hóa phong bì. Thực tế là, ở Việt Nam, doanh nghiệp không hối lộ quan chức thì không thể tồn tại được. Cho nên, doanh nghiệp nào bị bắt, có lẽ là do họ gặp vận xui, xui hơn những người khác mà thôi.

Phong bì là nguồn sống của quan chức chứ không phải lương. Đảng Cộng sản luôn hô hào đủ thứ đạo đức, đủ thứ tấm gương phải học tập, nhưng rồi sao? Có quan chức nào có đạo đức đâu? Có quan chức nào tử tế với dân, tử tế với những doanh nghiệp chân chính đâu? Quả thực, người nào nói hay đạo lý, thì đó thường là kẻ sống thất đức. Chính quyền nào hô hào học tập đạo đức, thì chính quyền đó không có đạo đức, và quan chức của chính quyền đó cũng thế. Quả là không sai.

Thu Phương (Tổng hợp)

Link tham khảo:

https://vnexpress.net/doanh-nghiep-dua-hoi-lo-bi-cao-la-nan-nhan-cua-van-hoa-phong-bi-4632564.html