Link Youtube: https://youtu.be/y7Us5tEM4WM
Ngày 22/8, báo Đất Việt có bài “VinFast sẽ thất bại ở Mỹ vì “thói chụp giật, luồn lách”’ của tác giả Anh Phạm.
Theo tác giả, so sánh với các chuẩn phổ thông mà người bình dân Mỹ cũng tuân thủ dễ dàng như hơi thở, thì cách làm việc của VinFast sang Mỹ, vẫn lấy việc được việc, chứ không lấy việc làm đúng, đủ, tốt.
Về lâu dài, tác giả cho đây sẽ là mấu chốt của việc VinFast thất bại ở Mỹ, tức là, các giá trị của VinFast là đại diện cho lối làm việc bất chấp, bứt lên, đè nén, vồ chụp, ba hoa, lạm dụng nguồn lực công, phổ biến trong giới tư bản thân hữu ở Việt Nam, và cách làm việc đó hoàn toàn không tương thích với Mỹ.
Ở Mỹ, Vin tất nhiên sẽ không thể hành xử kiểu muốn gì được nấy. Tác giả nói thêm một điểm là, xã hội Mỹ không nhắm mắt tin vô điều kiện năng lực làm đúng, tốt, của người dân. Vẫn có nhiều người Mỹ hành xử ba trợn, liều lĩnh, lừa dối, lạm dụng.
Mỹ có hệ thống pháp luật gần như đã đạt tới sự hoàn thiện. Khi chưa cần, pháp luật Mỹ không động vào bạn, bạn tự chọn hành xử thế nào tùy ý. Nhưng khi có việc tranh chấp, mâu thuẫn, và lôi nhau ra tòa, thì mọi cách hành xử phi tiêu chuẩn lúc trước, sẽ bị đặt lên so đo, soi xét hết. Lúc đó, những thứ bừa bãi không ai kiểm soát lúc trước sẽ bị người ta trừng phạt.
Tác giả cho rằng, thành công ở Mỹ là một đỉnh cao xứng đáng đạt được, và nếu thành công được ở Mỹ, thì VinFast sẽ thành công được ở đa số những nơi khác. Với một mục tiêu quan trọng, cao cả như vậy, nhưng cách hành động của VinFast lại vội vàng, không tương xứng, làm như là để lập thành tích chào mừng cái gì đó, như thực hiện một nhiệm vụ chính trị nào đó, như để báo công dâng ai đó…
Tác giả lấy ví dụ việc chuyển hàng ngàn xe sang Mỹ rất rình rang, trong khi, hệ thống showroom chưa làm xong. Xe mang đi trống rung cờ mở, nhưng tới hết 6 tháng đầu năm nay, số xe VinFast đăng ký ở Mỹ mới chỉ 130 cái.
Tác giả cho biết, thấy mô hình làm showroom riêng vừa đắt vừa không hiệu quả, giờ VinFast bắt đầu đánh tiếng với các dealer, tức các hãng bán xe. Ở Mỹ, có những giới nghề nghiệp bị coi là bọn cặn bã, thì trong đó, bọn bán xe hơi ở các dealership là một trong những nhóm đạo đức kém nhất, la liếm, dối trá nhất, và hoạt động chỉ vì một mục đích duy nhất là tiền.
Tác giả nhận xét, khi hai bên có tranh chấp, Vin không phải là đối thủ ở Mỹ của bọn cặn bã đó.
Tác giả tiếp tục dẫn ví dụ về việc niêm yết trên thị trường Mỹ. Ban đầu VinFast dự định đi đường IPO đàng hoàng. Con đường đó là con đường ngay thẳng, chính trực. Ấy thế rồi, chắc vì các yêu cầu pháp lý phức tạp, có thể kéo dài việc IPO tới hàng năm, nên VinFast chọn đi con đường mà báo chí hiểu việc gọi là “ngớ ngẩn”.
VinFast mua lại một công ty vỏ sò đã niêm yết sẵn trên sàn chứng khoán, chỉ với mục đích là để bán thân cho ai mua, đại loại giống bọn mang gạch ra xếp chỗ trước cửa hàng gạo mậu dịch, rồi bán chỗ cho người đến sau.
Tác giả bình luận, Vin hành xử như một con nghiện tốc độ, phê thuốc, cần liều mỗi ngày một lớn, “đi bay” không cần biết lối về. Cách hành xử của VinFast ở Mỹ không cho thấy sự tôn trọng những yếu tố nền tảng, sự đàng hoàng công chính, mà toàn thấy những thứ luồn lách, chỉnh sửa, bỏ qua, làm việc lấy được cho xong, chứ không cần biết phải trái, đúng sai.
Cách hành xử như thế, chắc chắn sẽ không phải là tâm thế tốt cho một con đường dài, đi xa.
Tác giả tin là bây giờ họ chỉ mong Nguyễn Phú Trọng ốm để họ không phải lập thành tích dâng bác nữa.
Người thường mà thấy cả năm trời không thành công, thì phải tính việc chạy đi, rút vốn, dừng lại – nhưng đây lại vẫn tiếp tục go all in – chứng tỏ một điều là không có đường lùi, ở thế cưỡi lưng hổ, lùi là mafia xử luôn.
Xuân Hưng – thoibao.de
>>> Có bao nhiêu công an là tội phạm?
>>> Trung Quốc dụ dỗ Việt Nam cùng duy trì lý tưởng Cộng sản
>>> Bong bóng VFS vỡ chỉ sau một ngày
>>> Liệu có còn tia hy vọng nào cho Nguyễn Văn Chưởng?
Cú ngã lớn của VinFast