Link Youtube: https://youtu.be/z-gTXGqGXew
Ngày 20/8, trên trang Facebook cá nhân của tác giả Chu Hồng Quý có bài “VinGroup: Vì sao chúng ta phải lên tiếng?”
Tác giả đặt các câu hỏi: Ai ghét và ai muốn diệt Phạm Nhật Vượng với VinGroup?
Không ai quen biết, chẳng ai oán thù Phạm Nhật Vượng, thì thương ghét để làm gì?
Tại sao người ta phải lên tiếng?
Và tác giả trả lời, người ta chỉ xót xa và thấy có trách nhiệm phải lên tiếng bằng bổn phận của một công dân.
Đất đai là máu và nước mắt của dân oan, là mồ hôi nhiều đời của cha ông để lại. Tài nguyên và nguồn lực quốc gia là hữu hạn. Tiền anh Vượng đầu tư ở Singapore để nộp thuế cho xứ người, khi lập công ty con ở Singapore, hay thiên đường thuế Cayman Island, không phải lấy từ mấy gói mỳ tôm anh ấy mang về từ Ukraine.
Tác giả dẫn số tiền mà VinGroup và các công ty con nộp vào ngân sách, tính từ đầu năm 2018 đến cuối tháng 9/2022, vào khoảng 150.000 tỷ đồng (tương đương 6,5 tỷ USD). Trong 150 ngàn tỷ đó, phần lớn, gần 60% là tiền thuế đất và các nghĩa vụ khác. Tiền thuế đất càng nhiều thì tài nguyên quốc gia vào tay VinGroup càng lớn, đất nước được lợi gì?
Tác giả cho rằng, trong khi nền kinh tế của chúng ta còn thiếu vốn cho nhiều doanh nghiệp, nhiều dự án khả thi, thì VinGroup đang có kế hoạch huy động 10.000 tỷ đồng trái phiếu cho Công ty VinFast của Singapore kinh doanh, để nộp thuế cho xứ người.
Tác giả đặt vấn đề, liệu có thực sự Phạm Nhật Vượng “không mánh mung, không móc ngoặc, không tay trong tay ngoài”, và bây giờ, có phải đã “thành công nhờ thực lực”, thật không?
Ở xứ này, bất cứ mọi đại gia bất động sản nào có dám bảo “không mánh mung, không móc ngoặc, không tay trong tay ngoài” mà kiếm được dự án? Tiếng oan dậy sóng của người dân Thủ Thiêm hơn hai thập kỷ tới nay, vẫn còn ai oán.
Tác giả tiếp tục đặt loạt câu hỏi: Thành công nào cho xe điện Tàu mang nhãn hiệu VinFast? VinFast cắm cờ nào trên đất Mỹ? Cờ Singapore hay cờ Anh Quốc đại diện cho xứ thiên đường chuyển thuế Cayman Island, nơi VinFast Singapore có công ty con?
Theo tác giả, VinGroup còn cổ xúy cho một thói hành xử vô pháp. Nếu doanh nghiệp nào cũng như VinGroup, khi có vấn đề rắc rối với chất lượng sản phẩm bán ra, thì kêu công an, liệu đất nước này có còn luật pháp? Dùng tiền để dựa vào uy lực của an ninh trong các ứng xử với khách hàng, thì tồn tại sao nổi trên một xứ sở thượng tôn pháp luật như nước Mỹ?
Tác giả nhận xét, “Chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng”. Vụ SPAC cổ phiếu VFS vừa mới lên sàn phiên đầu tiên mà báo chí truyền thông đã nổ sập trời.
Tác giả bình luận, giá trị vốn hóa được quyết định bởi dòng tiền. Mà dòng tiền thì do các nhà đầu tư trên thị trường quyết định và không phụ thuộc vào người sở hữu nó. Chỉ một phiên giao dịch cũng có thể nhân đôi hay chia hai tài sản tài chính của họ. Bởi vậy, vốn hóa thực ra chỉ là một giá trị ảo.
Giá trị thực mà công ty sở hữu là giá trị kế toán, và có thể cả giá trị thương hiệu nữa.
Giá trị kế toán thì VinGroup đang âm vốn chủ sở hữu, nợ phải trả lớn hơn tài sản đang nắm giữ. Thương hiệu thì không có công nghệ, chỉ nhập xe Tàu về bán. Vậy giá trị thực của VinGroup có gì? Chỉ duy nhất có “lòng yêu nước” cuồng loạn của đàn ngạo nghễ viên và nỗi đau của dân oan mất đất, mất nhà.
Tác giả mỉa mai, báo chí cứ xăng xái xăm xăm đi thống kê giá trị vốn hóa của Phạm Nhật Vượng, đó là trào lưu thủ dâm tinh thần, coi giá trị ảo hơn giá trị thật, thích ngửi hơn ăn, thích nhìn hơn nắm.
Cuối cùng, tác giả cảm thán, trẻ nghèo không có cơm ăn áo mặc, không đủ sách tới trường, nhưng phải xây tượng đài, cổng chào thật to để ngồi ngắm quên ăn. Hàng trăm doanh nghiệp đã bị người ta thâu tóm để mình trở thành người làm thuê cho họ, nhưng vẫn tự hào ngạo nghễ vì thắng họ một trận bóng giải ao làng.
“Đất nước có bao giờ được như thế này chưa?”
Quang Minh – thoibao.de
>>> Có bao nhiêu công an là tội phạm?
>>> Trung Quốc dụ dỗ Việt Nam cùng duy trì lý tưởng Cộng sản
>>> Bong bóng VFS vỡ chỉ sau một ngày
>>> Liệu có còn tia hy vọng nào cho Nguyễn Văn Chưởng?
Cú ngã lớn của VinFast