VinFast không thể so sánh với Hyundai của Hàn Quốc

Link Youtube: https://youtu.be/jYXoem8CyZM

 

 

 

Ngày 24/8, báo Đất Việt có bài “Cách làm của VinFast có so được với Hyundai?” của tác Trần Nghị.

 

Theo tác giả, sau chiến tranh Triều Tiên, Hyundai thành lập năm 1947 và được Chính phủ Nam Hàn giao cho nhiệm vụ tái thiết đất nước, xây dựng hạ tầng cơ sở của ngành giao thông, và nhiều dự án quan trọng khác nhằm thúc đẩy Đại Hàn trên con đường công nghiệp hóa đất nước. Năm 1967, Hyundai hợp tác với hãng Ford của Mỹ để lắp ráp xe Cortina tại Ulsan. Chỉ trong 6 tháng, từ lúc đặt viên gạch đầu tiên ở Ulsan, Hyundai đã đưa chiếc xe Cortina đầu tiên ra khỏi dây chuyền lắp ráp.

 

Tác giả cho biết, năm 1974, Hyundai quyết định tự mình “thiết kế và sản xuất” chiếc xe đầu tiên ở Nam hàn, chiếc Pony. Tới năm 1978, Pony đã được xuất khẩu qua Bỉ, Hòa Lan và Hy lạp. Năm 1986, chiếc Pony Excel lần đầu được bán ở Mỹ. Trong năm đầu tiên, 168,000 chiếc Excel đã được bán ở Mỹ, một kỷ lục mà cho tới nay vẫn còn đứng vững.
Trong khi đó, tác giả cho hay, Phạm Nhật Vượng thành công nhờ vào nhà máy sản xuất mì gói ở Ukraine vào thập niên 90, mà sau này, ông bán lại cho Nestle. Khi trở lại Việt Nam, ông Vượng lập ra VinGroup, đầu tư chủ yếu vào bất động sản, kinh doanh bán lẻ, dịch vụ y tế, và sau đó, ông lập ra VinFast.

Điều đáng lưu ý là, tác giả nhận xét, xe VinFast, xăng hay điện, đều không được thiết kế và sản xuất từ trí tuệ Việt Nam. Nói cách khác, xe VinFast là do công nhân Việt Nam lắp ráp các bộ phận được đem vào từ nước ngoài. Chính xác hơn, VinFast không phải là công ty “sản xuất” xe hơi, mà chỉ là công ty “lắp ráp” xe hơi.

Tác giả tiếp tục cho hay, VinFast cũng chẳng phải là công ty lắp ráp xe hơi đầu tiên tại Việt Nam. Năm 1970, xe Citroën La Dalat bán tại miền Nam, có tỷ lệ cơ phận nhập cảng so với cơ phận nội địa là 75/25, cho đến năm cuối cùng, khi hãng Citroën đóng cửa vào năm 1975 là 60/40.

Tác giả đặt vấn đề: Thử hỏi xem, có bao nhiêu cơ phận của VinFast được “sản xuất” tại Việt Nam gần 40 năm sau?

Tác giả dẫn thắc mắc từ nhiều người, khi họ tự hỏi, khi VinFast là công ty lắp ráp xe điện đầu tiên ở Việt Nam, vậy thì, trong số các quan chức Cộng sản, các bí thư tỉnh thành, các hoàng tử và công chúa đỏ, các ca sĩ nghệ sĩ, các nhân vật nổi tiếng, có bao nhiêu người đã mua xe VinFast?

Ngoài đường [tại Việt Nam], chỉ thấy toàn là xe Nhật, Đại Hàn, châu Âu, các dàn siêu xe thì không có chiếc nào là VinFast.

 

Hình: VinGroup tự tung hô trên website của mình

 

Tác giả mỉa mai, lòng yêu nước của các tư bản đỏ đâu rồi? Quan thì sính đồ ngoại, còn dư luận viên thì hô hào “tự hào quá VinFast ơi!”.

Đúng là cảnh tượng khôi hài, “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”. Đau nhất khi VinFast được nổi tiếng thì nó lại là phương tiện di chuyển của 3 chú công an đi bắt nhầm dê của thiên hạ, tác giả châm biếm.
Tự hào quá VinFast ơi” là một tự hào giả tạo, dựa trên sự lấp lửng che giấu bản chất thật sự của một danh xưng.

Tác giả kết luận: Không thể so sánh VinFast với Hyundai của người Hàn được.

Quả thật, VinFast được xây dựng trên nền tảng của sự dối trá và chiêu trò bẩn thỉu. Ngay từ đầu, VinFast tự quảng cáo mình là hàng Việt Nam, sản xuất tại Việt Nam, với những nhà thiết kế từ châu Âu lừng danh thế giới. Thế rồi một ngày, VinFast bị chính đối tác của họ làm lộ tẩy, xe VinFast nguyên con là hàng Tàu!

Chuyện niêm yết tại thị trường chứng khoán Mỹ cũng cực kỳ khôi hài và đầy dối trá. Ban đầu, VinFast tung hô ầm ĩ rằng, họ chuẩn bị hồ sơ gửi lên Ủy ban Giao dịch chứng khoán Hoa Kỳ, để IPO chính ngạch, bài bản, đàng hoàng. Thế rồi, đùng một cái, họ nhảy qua hình thức sáp nhập với một công ty SPAC, để niêm yết tại một sàn chứng khoán nhỏ hơn… Một hình thức ra mắt thị trường theo cách lắt léo, lươn lẹo, từng bị một số tạp chí tài chính cảnh báo.

Với nền tảng dối trá như vậy, VinFast có thể đem lại điều gì tốt đẹp cho đất nước?

 

Quang Minh – thoibao.de

>>Mẹ Hồ Duy Hải mong con được về nhà

>>>Thượng tầng lo ăn chia, kinh tế lao dốc. Dân khốn đốn, quan đầy túi

>>>VinFast sử dụng Black Spade Spac để niêm yết tại Mỹ, khi không tìm được người mua cổ phiếu

>>>Đạp luật: Luật bảo nhận 2 triệu xộ khám, Tô bảo 1,1 tỷ vẫn chưa!