Link Youtube: https://youtu.be/i_0ZWAycOmI
Ngày 27/8, báo Người Việt có bài “Sư Thích Thanh Quyết “đua” làm làm bức tượng Phật bằng ngọc “lớn nhất thế giới”’.
Theo đó, Hòa thượng Thích Thanh Quyết vừa công bố tái chế tác bức tượng Phật ngọc Thích Ca Mâu Ni “lớn nhất thế giới,” tại chùa Yên Tử do ông này làm trụ trì trong 20 năm qua.
Bài báo dẫn VOV hôm 27/8 cho biết, việc chế tác tượng là nhằm “hồi hướng công đức, nguyện cầu quốc thái dân an, nhân sinh an lạc”.
Dự trù, sau khi hoàn thành, tượng Phật bằng ngọc Jadeite sẽ nặng 16 tấn, cao 3 mét, ngang 2 mét.
Ông Thích Thanh Quyết cho biết, tượng Phật ngọc “sẽ được tạo nên từ khối đá quý khổng lồ, hoàn hảo, gần như không có vết nứt”.
Một khối ngọc bích nặng 35 tấn, được cho là “khai thác từ một mỏ ngọc lớn nhất Miến Điện, đã được đưa về Việt Nam hồi năm 2009 để chuẩn bị cho việc tạc tượng”.
Được biết, khối ngọc này được nghệ nhân Đào Trọng Cường, ông chủ của Công ty Thần Châu Ngọc Việt, đem từ Miến Điện về Việt Nam vào năm 2009.
Nối tiếp di nguyện dang dở của cố nghệ nhân Đào Trọng Cường, gia đình tiếp tục tái khởi công chế tác bức tượng Phật ngọc Thích Ca Mâu Ni lớn nhất thế giới này. Khối ngọc sẽ được chế tác bởi các nghệ nhân kiệt xuất trong và ngoài nước.
Như vậy, báo Người Việt nhận xét, tượng Phật ngọc Thích Ca Mâu Ni tại chùa của sư Thích Thanh Quyết, sẽ gia nhập cuộc đua làm/xây “tượng Phật hoành tráng ở Việt Nam”.
Bài báo dẫn trang Luật Khoa Tạp chí hồi tháng 6, cho hay: “Việt Nam có rất nhiều tượng Phật khổng lồ, gần như tỉnh, thành nào cũng cố gắng dựng ít nhất một tượng Phật để xác lập kỷ lục, thu hút khách tham quan. Xu hướng chung là tượng Phật sau cao hơn, to hơn tượng Phật trước. Nếu không cao hơn, thì phải được làm bằng chất liệu đặc biệt hơn, hoặc đặt nhiều tượng Phật hơn.”
Theo trang này, đến nay, Việt Nam đang dựng tượng Phật Quan Âm “cao nhất Việt Nam và thế giới”, với chiều cao 125 mét, tại chùa Minh Đức ở Quảng Ngãi và tượng Phật Bà Quán Thế Âm bằng đồng nguyên chất, dát vàng, cao 189 mét tại một “dự án tâm linh” của Tập đoàn Tân Hoàng Minh ở Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.
Ngoài ra, còn có tượng Phật Thích Ca “to nhất Việt Nam”, cao 81 mét, được tạc vào núi đá ở Núi Sam, Châu Đốc, tỉnh An Giang…
“Các công trình này [tượng Phật] được dựng lên với các kỷ lục nối tiếp nhau, nhằm thu hút sự tò mò của số đông công chúng, hơn là dành cho những người thực hành đạo Phật,” theo Luật Khoa Tạp chí.
Ông Thích Thanh Quyết vừa là một tu sĩ Phật giáo, vừa là một chính khách. Ông được công chúng biết đến là cựu Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13, nhiệm kỳ 2011 – 2016, và khóa 14, nhiệm kỳ 2016 – 2021. Ông là Phó Chủ tịch Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Viện trưởng Học viện Phật giáo Hà Nội, trưởng ban trị sự Phật giáo của 4 tỉnh: Quảng Ninh, Hà Nam, Sơn La và Bắc Kạn. Đồng thời, ông làm trụ trì cùng lúc Khu di tích Yên Tử, chùa Non Nước và chùa Phúc Khánh.
Thích Thanh Quyết tên khai sinh là Lương Công Quyết, sinh ngày 15/6/1962, tại xã Thanh Thủy, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Ông xuất gia năm 1975 tại chùa Long Đọi, huyện Duy Xuyên, tỉnh Hà Nam. Năm 2001, ông tốt nghiệp Tiến sĩ Phật học tại Trung Quốc.
Ông Thích Thanh Quyết nổi tiếng với phát biểu “phải xây dựng quân đội mạnh như quân đội Bắc Hàn”, trong một phiên họp Quốc hội hồi tháng 10/2014 và được truyền hình.
Ngoài ra, ông còn có phát biểu gây cười vào tháng 6/2015, cũng tại nghị trường Quốc hội, như sau:
“Bức cung nhục hình là nguyên nhân dẫn đến oan sai, và điều này cần chấm dứt vì nó để lại hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến uy tín cơ quan tư pháp. Nguyên nhân, là do cán bộ điều tra còn chủ quan nóng vội, do cán bộ điều tra chưa thấm nhuần đức nhà Phật.”
Đồng thời, Thích Thanh Quyết còn chỉ trích tăng nhân tuân theo giới luật Tỳ kheo: “đã là Phật là Thánh gì đâu mà cứ ăn một ngày một bữa, tối không dám ăn?”
Ý Nhi – thoibao.de
>>> Ông Lê Văn Thành từ trần, trò chơi tàn khốc sau hậu trường chính trị!
>>> Bộ Công an được cấp nhiều tiền, được gây tội ác và được bảo vệ làm ác!
>>> Tham nhũng, vùng cấm và “trùm cuối” trong vụ Việt Á
>>> Phải chăng Tô Lâm đang muốn biến Chính phủ thành cơ quan giúp việc cho mình?
Kỹ năng bạc tỷ: Làm thế nào lính Tô đẩy được voi lọt lỗ kim?