Link Youtube: https://youtu.be/h_DAIy_rZtA
Ngày 30/8, một đài truyền thông quốc tế tiếng Việt có bài bình luận về chuỗi ngày tăng giá “điên rồ” của cổ phiếu VinFast.
Theo đó, tính đến cuối phiên giao dịch ngày 28/8, cổ phiếu VFS của VinFast đã tăng gấp 7 lần so với ngày đầu tiên ra mắt thị trường.
Với mức giá như vậy, ở thời điểm đó, giá trị vốn hóa thị trường của VinFast, về lý thuyết, là khoảng 190 tỷ đô la, cao hơn so với 111 tỷ của Goldman và 137 tỷ của Boeing, và gấp khoảng 10 lần Walgreens, chuỗi nhà thuốc hàng đầu của Mỹ…
Bài báo dẫn nguồn từ các trang tin quốc tế cho biết, tuần trước, hãng xe điện này đã thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư nhỏ lẻ, vốn nhắm vào cổ phiếu của các hãng xe điện, trong khi, số lượng cổ phiếu lưu hành thấp cũng giúp củng cố đà tăng của VFS. Nhóm nhà đầu tư này trước đây đã từng thúc đẩy đà cổ phiếu của những công ty như Nikola và Rivian.
Bài báo bình luận, mặc dù mức định giá cực đoan như vậy không phải là bất thường đối với các công ty khai thác công nghệ mới – chẳng hạn như cơn sốt trí tuệ nhân tạo – việc VinFast tiến đến mốc 200 tỷ đô la trong giá trị vốn hóa thị trường chỉ trong 10 ngày giao dịch, là một hiện tượng. Để so sánh, Tesla phải mất hơn 3.600 phiên giao dịch mới đạt được mốc đó, trong khi hãng sản xuất chip Nvidia vốn cần thiết cho AI, đã phải trải qua hơn 7.700 phiên giao dịch.
Bài báo dẫn lời ông Nguyễn Tuấn, nhà đầu tư chứng khoán lâu năm và cũng là chuyên gia môi giới chứng khoán của Công ty Chứng khoán Techcombank, từ TP.HCM, lý giải như sau: “Nhìn chung, mức tăng của VinFast hơi điên rồ, và theo tôi nhận định, VinFast có thể được định giá hơi quá cao so với thực tế”.
Tuy nhiên, trên thị trường chứng khoán Mỹ, những chuyện gia tăng điên rồ như vậy “đã từng xảy ra rồi”, với cổ phiếu của Tesla, Zoom hay GameStop trong thời kỳ đại dịch COVID-19, ông Tuấn cho hay.
Ông Tuấn “không chắc” về việc VFS có bị thao túng hay không, nhưng việc VFS tăng giá phi mã trong thời gian qua, là “do mất cân bằng giữa bên mua và bên bán”. Vì số lượng cổ phiếu bán ra ít, “Mọi người cứ tranh nhau mua nên đặt giá cao để mua”, trong phiên giao dịch ngày 25/8 chỉ có 8 triệu lượt cổ phiếu VFS được giao dịch, tức là chỉ có 4 triệu cổ phiếu đã được mua hay bán.
“Giả sử như, tất cả 2,3 tỷ cổ phiếu đó giao dịch hết, thì VinFast không có chuyện tăng giá như vậy được”, ông Tuấn nói.
Theo ông Tuấn, các nhà đầu tư săn đón cổ phiếu VFS như hiện nay, “là để đầu cơ, lướt sóng” trong ngắn hạn, để tận dụng đà tăng như hiện nay.
Tuy nhiên, ông Tuấn cho rằng, do cổ phiếu VinFast hiện “được định giá quá cao” nên “sẽ rất nguy hiểm” nếu muốn đầu tư lâu dài.
“Nếu VinFast là nhà tiên phong thì là câu chuyện khác”, ông chỉ ra trường hợp của một nhà tiên phong như Uber, khi ra mắt, cổ phiếu trên sàn bị giảm giá, nhưng về lâu dài đã tăng.
“Ở Việt Nam nếu cổ phiếu nào đó tăng liên tục 5 phiên thì phải có giải trình với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, còn ở Mỹ tự do hơn Việt Nam”, ông Tuấn cho biết. Vì ở Mỹ, cổ phiếu GameStop đã tăng lên gần 20 lần hồi đầu năm 2021, mà Ủy ban Chứng khoán Mỹ, lúc đó “không có hành động gì”.
Với VinFast, họ sẽ được lợi, nếu cổ phiếu của họ thiết lập mặt bằng giá mới.
“Sau này, kiểu gì VinFast cũng phải bán ra số cổ phiếu quỹ họ đang nắm. Lúc đó, họ bán ra được giá cao thì huy động được vốn nhiều hơn.”
“Đến lúc bán ra cả trăm triệu cổ phiếu thì giá chắc chắn sẽ giảm.”
Trả lời phỏng vấn của đài quốc tế này, VinFast nói, họ “vui mừng trước sự đón nhận của thị trường”.
VinFast khẳng định rằng “Điều này chứng tỏ nhiều người đã nhìn nhận được các thế mạnh của VinFast trong năng lực triển khai vượt trội, tốc độ và chữ tín với khách hàng”.
Đến hôm 29/8, giá VFS đã hạ đáng kể, còn hơn 50 đô la, sau những ngày tăng với tốc độ gây sốc.
Thu Phương – thoibao.de
>>> Ông Lê Văn Thành từ trần, trò chơi tàn khốc sau hậu trường chính trị!
>>> Bộ Công an được cấp nhiều tiền, được gây tội ác và được bảo vệ làm ác!
>>> Tham nhũng, vùng cấm và “trùm cuối” trong vụ Việt Á
>>> Phải chăng Tô Lâm đang muốn biến Chính phủ thành cơ quan giúp việc cho mình?
Kỹ năng bạc tỷ: Làm thế nào lính Tô đẩy được voi lọt lỗ kim?