Những ngày qua, báo chí trong nước đồng loạt lên đồng về cổ phiếu VFS của VinFast tại thị trường chứng khoán Nasdaq Mỹ, về việc tỷ phú Việt Nam lọt vào top 38 tỷ phú thế giới. Trong khi đó, Bloomberg – một tờ báo lớn chuyên về tài chính của Mỹ – lại đưa ông Vượng ra khỏi danh sách tỷ phú thế giới.
Khi giá cổ phiếu VFS tăng lên 68 USD/cổ phiếu, thì vốn hóa của VinFast tăng lên 160 tỷ USD. Vấn đề mà cộng đồng mạng đặt ra là, cho đến nay, VinFast đã bán được bao nhiêu, trong số 2,3 tỷ cổ phiếu mà hãng này phát hành? Theo nhiều nguồn thông tin, vào ngày 24/8, khi Bloomberg gỡ tên Phạm Nhật Vượng ra khỏi danh sách tỷ phú, thì số cổ phiếu đến tay nhà đầu tư chỉ là 45 triệu cổ phiếu. Nếu so với 2,3 tỷ cổ phiếu của VinFast, thì con số này chiếm chỉ 2% tổng số cổ phiếu. Một con số vô vùng nhỏ.
Vì con số cổ phiếu lưu hành chỉ 2%, nên mới có hiện tượng thao túng cổ phiếu để gây tiếng vang. Báo chí trong nước tranh nhau lên đồng, họ lấy giá cổ phiếu 68 USD nhân với 2,3 tỷ cổ phiếu, và từ đó, đẩy tài sản của Phạm Nhật Vượng lên tận mây xanh. Thực chất, tài sản của Phạm Nhật Vượng đang bị phình bong bóng, chứ không phải là giá trị thật.
Chỉ mới bán được 2% cổ phiếu, thì con số vốn huy động từ đại chúng đã lọt vào tay Phạm Nhật Vượng, là một con số rất nhỏ. Hiện nay, nhà máy VinFast tại Mỹ cần tiền tươi thóc thật, chứ không cần những con số thổi bong bóng như báo chí trong nước tung hô mấy ngày qua.
Đến ngày 28/8, cổ phiếu VFS vút lên đến 90 USD, đẩy giá trị vốn hóa (theo lý thuyết) của VinFast đến 210 tỷ đô la. Vốn hóa cả núi đô la như thế, tuy nhiên, cạy cho ra 4 tỷ USD để xây dựng nhà máy, vẫn là con số mà VinFast chưa thể đạt tới, nếu không đẩy được lượng cổ phiếu bán ra nhiều hơn nữa.
Không biết, ông Phạm Nhật Vượng có đứng đằng sau vụ thao túng giá cổ phiếu VinFast hay không? Nếu ông làm điều đó thì không nên, bởi nó chỉ là trò tự sướng một cách rẻ tiền, như Cộng sản hay làm mà thôi. Nó không hề mang lại giá trị thật cho ông Vượng và cho VinFast. Trước sau gì, con số bị bơm thổi đấy cũng sẽ xì hơi. Bởi không công ty nào trụ được trên thị trường chứng khoán, nếu không trụ được trên thị trường hàng hóa mà nó tham gia.
Các hãng ô tô bán trên toàn cầu đến con số hàng triệu chiếc xe, như Hyundai, Toyota, GM vv… mà lại có mức vốn hóa đứng sau một hãng ô tô chỉ bán được 24 ngàn chiếc, thì đủ thấy, giá trị bong bóng của VinFast đang căng như thế nào. Vấn đề của VinFast hiện nay không phải là thao túng cổ phiếu để làm màu làm mè, mà cần phải thuyết phục người Mỹ mua xe VinFast.
Cho đến nay, con số xe mà VinFast nhập sang Mỹ chỉ là 2.800 chiếc, một con số vô cùng nhỏ bé, nhưng vẫn không thể tiêu thụ được, thì đấy mới là vấn đề nan giải đối với VinFast. Một doanh nghiệp mà không thuyết phục được thị trường tiêu thụ hàng hóa, thì doanh nghiệp đó phải chết, vấn đề là thời gian mà thôi.
VinFast đưa ra bài toán là, năm 2024 sẽ tiêu thụ 50 ngàn xe trên toàn cầu, và họ cho rằng, đây là điểm hòa vốn của họ. Nếu lấy 50 ngàn chiếc xe, mà so với hàng triệu chiếc xe của Tesla, thì con số này cực kỳ tí hon. Tuy nhiên, tí hon đối với Tesla nhưng lại quá tầm đối với VinFast. Với bãi xe 2.600 chiếc phơi nắng, phơi sương, trên đất Mỹ, mà vẫn không giải được, dù đã qua 8 tháng nhập khẩu vào Mỹ. Vậy VinFast giải thế nào cho bài toán 50.000 chiếc xe trên toàn cầu? Đây có thể nói là “nhiệm vụ bất khả thi” đối với VinFast.
VinFast đang bị ứ hơi đến con số 160 tỷ đô la. Với tình trạng không bán nổi xe ở Mỹ, thì trước sau gì, con số 160 tỷ đô ứ hơi đó cũng sẽ xì mà thôi. Khi VinFast xì hơi, thì tài sản của ông Vượng cũng xì theo. Lúc đó, những trò PR rẻ tiền của báo chí trong nước sẽ bốc mùi “thum thủm” rất khó ngửi.