Chuyện kỳ khôi: Thủ Chính đề nghị “thế lực thù địch” hàng đầu hợp tác để làm “giảm sự thù địch đối với Việt Nam”

Link Youtube: https://youtu.be/zd6OLGvYR-k

 

RFA Tiếng Việt ngày 21/9 loan tin “Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Mỹ hợp tác giảm sự chống đối, thù địch với Việt Nam”.

Lời đề nghị ngô nghê yêu cầu phía Mỹ hợp tác làm giảm sự chống đối của các đối tượng phản động, thù địch đối với đất nước và nhân dân Việt Nam, của Thủ tướng Phạm Minh Chính, được đưa ra trong cuộc gặp với Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan hôm 20/9, nhân chuyến thăm Mỹ vừa qua, RFA cho hay.

 

Cần hiểu rõ, đối với các nước dân chủ, dẫn đầu là Mỹ, không có khái niệm gọi là “thế lực phản động” hoặc “thế lực thù địch”. Luật pháp của các nước dân chủ tôn trọng quyền con người, quyền dân sự và chính trị của công dân, quyền tự do ngôn luận… Mà những quyền này thể hiện ở chỗ cho phép, thậm chí là khuyến khích, người dân chỉ trích, phê phán những chính sách của chính phủ hoặc cách hành xử sai trái của quan chức chính quyền.

Cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama, ngày 24/5/2016, phát biểu trước hàng nghìn cử tọa, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia ở Hà Nội, trong chuyến thăm chính thức của ông tới Việt Nam, rằng: “Quyền con người không phải là mối đe dọa, mà là nền tảng cho sự phát triển”. 

Cựu Tổng thống Obama đã phải nghe những chỉ trích hàng ngày, “Nhưng chính sức ép đó, những tranh luận mở đó, việc đối mặt với những khiếm khuyết của chính mình, và việc cho phép mọi người đều được có tiếng nói, đã giúp chúng tôi lớn mạnh hơn, thịnh vượng hơn, và công bình hơn.”

Một điều trớ trêu là, Việt Nam từng coi Mỹ là “thế lực thù địch” hàng đầu, coi Chính phủ Mỹ là nơi dung dưỡng, hậu thuẫn cho những “thế lực chống phá” đối với Đảng Cộng sản Việt Nam. Bất kỳ nhóm, cá nhân “phản động” nào cũng bị coi là nhận tiền của CIA, hoặc Việt Tân – một đảng phái chính trị người Việt, có đăng ký và hoạt động công khai tại Mỹ.

RFA cho biết, ông Chính đưa ra đề nghị nói trên, khi đề cập đến vụ nổ súng ở Đắk Lắk hồi tháng 6 vừa qua. Theo báo nhà nước, ông Chính đánh giá cao quan điểm rõ ràng của phía Mỹ đối với vụ tấn công khủng bố tại Tây Nguyên.

Phát biểu với báo chí hồi tháng 7 vừa qua, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Marc Knapper khẳng định, Mỹ phản đối vụ tấn công ở Đăk Lăk, Tây Nguyên và sẽ phối hợp với Việt Nam để tìm ra kẻ đứng sau sự việc.

 

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan tại New York ngày 20/9

 

Ở đây cũng cần nói rõ, Mỹ hay bất kỳ quốc gia nào đều phản đối hành vi tấn công bạo lực, tấn công khủng bố, nhất là khủng bố có tổ chức gây nhiều thương vong, bất kể là vì nguyên nhân gì. Vụ tấn công ở Tây Nguyên, tính chất khủng bố quá rõ ràng và hậu quả gây ra không chỉ là tổn hại về vật chất, mà cả tổn hại về nhân mạng. Nên phía Mỹ lên án vụ tấn công, thậm chí hợp tác với Việt Nam để bắt giữ và dẫn độ kẻ cầm đầu, nếu kẻ đó ở Mỹ, là điều dễ hiểu.

Tuy nhiên, nếu Việt Nam muốn sử dụng vụ tấn công này để yêu cầu Mỹ triệt tiêu các nhóm “phản động” người Việt ở Mỹ, là điều không tưởng. Bởi An ninh Mỹ, cũng như chính quyền Mỹ không được phép làm điều này. Tại Mỹ, mọi tổ chức, kể cả nhà nước và tư nhân đều phải vận hành theo quy định của luật pháp, không phải theo ý muốn của một ai đó như Việt Nam.

Theo RFA, vụ nổ súng ở Tây Nguyên, nơi có nhiều người thuộc các sắc tộc người Thượng sinh sống, xảy ra vào ngày 11/6 vừa qua, với sự tham gia của khoảng 40 người, có trang bị súng đạn và dao. Những người này đã tấn công vào trụ sở hai xã Ea Tiêu và Ea Ktur, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk, khiến 9 người thiệt mạng, gồm 4 công an, 2 cán bộ xã và 3 người dân. Đã có hơn 50 người bị bắt giữ liên quan đến vụ nổ súng này.

Bộ Công an Việt Nam xác định, vụ nổ súng là do tổ chức của người Việt có trụ sở tại Mỹ chỉ đạo.

Tuy nhiên, RFA dẫn lời những tổ chức người Thượng ở nước ngoài, nói rằng, họ không liên quan tới với vụ tấn công, đồng thời lên án vụ tấn công này. Họ cũng cho rằng, có khả năng, vụ tấn công có liên quan đến những bất bình âm ỉ trong cộng đồng người Thượng ở Tây Nguyên.

 

Ý Nhi – thoibao.de

 

>>>Muốn gặp Mỹ phải “lụy” Tàu. Tổng đạp đầu dân, cúi đầu trước “bạn vàng”?

>>>Đại án Việt Á: Chạy tội cho quan tham, Trung tướng Tô Ân Xô “vụng chèo khéo chống”?

>>>Những căn bệnh nguy hiểm của quan chức Cộng sản

>>>“Phải thay đổi để chúng ta có quyền hy vọng trời mỗi ngày lại sáng!”

Lần đầu tiên một Tổng thống đứng cạnh một Đảng trưởng trên bục danh dự