Link Video: https://youtu.be/JTHpT3cn8Ik
Đất hiếm là một loại hợp chất khoáng sản được sử dụng trong các ngành công nghệ chiến lược hiện đại. Từ đất hiếm, sau khi được tinh luyện, nguyên liệu này sẽ được sử dụng để chế tạo: từ nam châm, các chip bán dẫn trong các thiết bị điện tử tiên tiến, như điện thoại thông minh, máy tính, đến bình điện cho xe máy điện, xe hơi điện, và nhiều loại động cơ khác, kể cả trong lĩnh vực quốc phòng.
Hiện nay, nhu cầu đất hiếm của thế giới rất cao và đang tăng mạnh. Đất hiếm đặc biệt quan trọng đối với các quốc gia phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan… Tới đây, đất hiếm sẽ ngày càng trở thành một loại hàng hoá quan trọng trên thế giới, không chỉ rất đắt hàng, mà còn là loại vũ khí thương chiến giữa các cường quốc.
Trữ lượng đất hiếm ở Việt Nam được đánh giá đứng thứ hai, chỉ sau Trung Quốc. Trung Quốc sở hữu nhiều mỏ có thứ kim loại quý này. Theo giới chuyên gia, sản lượng đất hiếm do Trung Quốc sản xuất, chiếm khoảng 80% nhu cầu của toàn cầu. Gần đây, Trung quốc đã sử dụng đất hiếm như một thứ “vũ khí”, để gây sức ép với quốc gia đối thủ, trong cạnh tranh thương mại. Thời gian này, đất hiếm trở thành vấn đề nóng trong thương chiến giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Báo Tuổi Trẻ ngày 20/10 đưa tin với tiêu đề “Bắt Tổng Giám đốc Công ty Tập đoàn Thái Dương vì bán trái phép hơn 11.000 tấn quặng đất hiếm.” Theo đó, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Thái Dương – ông Đoàn Văn Huấn – bị Bộ Công an bắt tạm giam, với cáo buộc đã chỉ đạo, tổ chức khai thác, tiêu thụ trái phép hơn 11.000 tấn quặng đất hiếm, có trị giá khoảng 440 tỉ đồng.
Theo báo Tuổi Trẻ, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an (C03) ra quyết định khởi tố và bắt tạm giam một loạt các lãnh đạo của Công ty Cổ phần Tập đoàn Thái Dương, để điều tra theo tội danh “Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên và vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”.
Cơ quan Công an cho biết, ông Đoàn Văn Huấn cùng với Nguyễn Văn Chính, Phó Tổng Giám đốc kiêm Kế toán trưởng của Tập đoàn Thái Dương, đã tổ chức khai thác và tiêu thụ trái phép hơn 11.000 tấn quặng đất hiếm và gần 153.000 tấn quặng sắt, với tổng giá trị khoảng 632 tỷ đồng.
Truyền thông nhà nước Việt Nam không đưa lý do vì sao việc mua bán quặng đất hiếm của các lãnh đạo và công ty trên lại là bất hợp pháp, nhưng theo Reuters dẫn một nguồn tin biết trực tiếp vụ việc này, tiết lộ cho biết, quặng thô đất hiếm khai thác ở mỏ Yên Bái đã xuất khẩu sang Trung Quốc, bởi chi phí tinh luyện trong nước đối với loại quặng này rất cao và không có lãi.
Hãng thông tấn Reuters mô tả, “Công an Việt Nam vừa bắt giữ sáu người, bị cáo buộc vi phạm các quy định về khai thác mỏ, trong đó có chủ tịch của một công ty đi đầu trong nỗ lực xây dựng ngành công nghiệp đất hiếm, để có thể cạnh tranh với sự thống trị của Trung Quốc trong lĩnh vực này”. Và Reuters quan ngại rằng, việc Việt Nam bắt hàng loạt lãnh đạo ngành đất hiếm, đã gây ra những lo ngại về kế hoạch cạnh tranh trong lĩnh vực này với Trung Quốc.
Giới quan sát ở Việt Nam có nhận xét khác với Reuter, và cho rằng, đó là việc Chính phủ Việt Nam muốn gửi đi thông điệp chính thức về việc kiểm soát lĩnh vực đất hiếm. Kể từ đây, Chính phủ Việt Nam sẽ siết chặt việc kiểm soát và phát triển lĩnh vực đất hiếm, coi đó là điều hết sức quan trọng.
Theo quy định của Việt Nam, việc xuất khẩu quặng thô phần lớn bị hạn chế, vì Việt Nam có chủ trương muốn tăng cường khả năng tinh chế quặng, đem lại hiệu quả cao hơn.
Theo Reuter, chính quyền Việt Nam gần đây cũng đã tăng cường trấn áp hoạt động khai thác đất hiếm bất hợp pháp từ các mỏ bị bỏ quên, hoặc bỏ hoang, trong bối cảnh các doanh nghiệp ngoại quốc đang thúc đẩy đa dạng hóa chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc, và tránh rủi ro vì căng thẳng địa chính trị.
Trà My
>>> Sự mất phương hướng nguy hiểm trong hoạt động của Đoàn Thanh niên Cộng sản?
>>> Không thể tin: Vì sao lãnh đạo Việt Nam lại mong muốn được lương thiện?
>>> Cái gai nào Thủ tướng Chính cài vào ghế Tô Lâm? ông Tô quyết cho lính già nhổ “tróc gốc”(bài 2)
>>> Đồng môn “tương tàn”. Để ghìm tay Thủ tướng, Tô Lâm ra quyết định đạp lên luật lao động (bài 1)
Cảnh báo: chính quyền Việt Nam đang bóp nghẹt và triệt hạ đường sống của giới văn nghệ sĩ?