Link Video: https://youtu.be/CBMAYSu-UeM
Ngày 24/10, RFA Tiếng Việt nhận định “Vụ án tham nhũng “bà Nhàn” thuộc lĩnh vực chính trị”.
Theo đó, Việt Nam mở phiên tòa xử vụ án tham nhũng, liên quan đến nữ doanh nhân trở thành kẻ trốn chạy Nguyễn Thị Thanh Nhàn. Đây là trường hợp có mối quan hệ tiềm ẩn đối với cuộc tranh giành quyền lực trong nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam.
RFA dẫn mạng báo Nikkei Asia của Nhật, vào ngày 24/10 có bài về phiên tòa vừa được mở tại Quảng Ninh vào ngày 23/10, xét xử 16 người trong cùng vụ án; nhưng không có mặt bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn. Tung tích của bà này đến nay cũng không được rõ.
Nikkei Asia dẫn lại lời của ông Nguyễn Phú Trọng – Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, đưa ra hồi trung tuần tháng 8 vừa qua: “Tội phạm sẽ không thể trốn thoát. Chúng tôi sẽ làm tất cả trong khả năng để đưa bà Nhàn ra trước công lý”.
Nikkei Asia cũng dẫn lại tin mà một tờ báo Đức loan đi cũng trong tháng 8, là bà Nhàn đang trốn tại nước này. Trường hợp này gợi nhớ lại vụ một nghi phạm tham nhũng khác của Việt Nam trốn ở Đức hồi năm 2017. Phía Hà Nội nói, nghi phạm này về đầu thú ở trong nước; trong khi đó, phía Berlin tố cáo Bộ Công an Việt Nam sang bắt cóc người này.
Theo Nikkei Asia, phiên tòa đang diễn ra ở Quảng Ninh hướng mũi dùi vào Thủ tướng Phạm Minh Chính, người là Bí thư địa phương này từ năm 2011 – 2015. Ông Chính được xem là đối thủ của ông Bộ trưởng Công an Tô Lâm.
Cũng theo Nikkei Asia, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn có mối quan hệ sâu đậm với Nhật Bản. Vào năm 2018, Tokyo trao cho bà này Huân chương Mặt trời mọc, do công đóng góp cho việc thúc đẩy trao đổi quan hệ văn hóa và kinh tế giữa hai nước Việt – Nhật.
Một công ty Nhật có doanh thu chừng 60% lệ thuộc vào AIC; và khi vụ AIC thông thầu bị đưa ra ánh sáng, công ty này đã ngưng làm ăn với AIC khiến doanh thu mất khá nhiều.
Nikkei Asia nêu lại Chỉ số Nhận thức Tham nhũng năm 2022 do Minh bạch Quốc tế công bố, với thứ hạng của Việt Nam là 42/100.
Được biết, vụ án AIC và bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn khởi đầu vào tháng 4/2022, khi Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ra quyết định khởi tố vụ án vi phạm đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Nai và Công ty cổ phần Tiến bộ Quốc tế AIC. Tuy nhiên, bà Nhàn và 7 thuộc cấp thân tín của bà đã tẩu thoát.
Ngày 4/1, Phiên tòa Xét xử sơ thẩm vụ án này đã tuyên cựu Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Trần Đình Thành 11 năm tù; cựu Chủ tịch tỉnh Đồng Nai Đinh Quốc Thái 9 năm tù, cùng tội “Nhận hối lộ”. Bà Nhàn bị tuyên vắng mặt 30 năm tù.
Sau đó, bà Nhàn và một số cấp dưới đang bỏ trốn của bà đã gửi đơn kháng cáo. Tuy nhiên, Tòa phúc thẩm không chấp nhận đơn kháng cáo thay cho bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn cùng nhóm bị cáo bỏ trốn.
Ngày 19/4, trước những đồn đoán của dư luận và câu hỏi của phóng viên, ông Nguyễn Thanh Hải, Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, thuộc Bộ Tư pháp, cho biết, Cục này chưa nhận bất kỳ thông tin nào liên quan đến sự thay đổi quốc tịch của bà Nhàn. Nhưng sau đó, thông tin từ báo chí châu Âu cho biết, bà Nhàn đã có quốc tịch của một quốc gia nhỏ thuộc châu Âu.
Đến ngày 20/4, bà Nhàn lại tiếp tục bị khởi tố trong vụ án “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”, xảy ra tại AIC và Trung tâm Công nghệ sinh học thành phố Hồ Chí Minh và các đơn vị liên quan.
Ngày 13/7, bà Nhàn tiếp tục bị khởi tố trong vụ án thứ 3, xảy ra tại AIC và Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh. Trong vụ án này, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn bị cáo buộc gây thiệt hại 50 tỉ đồng.
Xuân Hưng
>>> Thấy gì qua kết quả lấy phiếu tín nhiệm của Quốc hội với lãnh đạo chủ chốt?
>>> Khả năng tiên liệu đại hoạ của Nguyễn Thị Thanh Nhàn. Tô tỏ ra “non xanh” trước chị Đại?
>>> Kê khai tài sản của lãnh đạo: Chuyện biết rồi khổ lắm, nói mãi … có thay đổi đâu?
>>> Tướng Nam vùi dập Ngọc Trinh, Hùng Văn Hóa hùa theo tướng “phong sát” nàng chân dài
Một tổ chức nhân quyền của Myanmar cáo buộc Việt Nam trợ giúp cho chính quyền quân sự Myanmar