Hồi tháng 8 vừa qua, Tập đoàn VinGroup của ông Phạm Nhật Vượng thông báo phát hành 5 lô trái phiếu ra công chúng, với tổng trị giá 10000 tỷ đồng. Giá bán sẽ là 100000 đồng mỗi trái phiếu. Tổng số tiền thu được sẽ được VinGroup giao cho VinFast tại Hải Phòng “đốt”.
Đến nay, Tập đoàn này đã phát hành xong đợt một, với số tiền dự kiến thu được lên đến 2000 tỷ đồng. Tuy nhiên, kết quả thu được lại không như mong đợi. Chỉ có 36% trái phiếu được bán, còn lại là bị “ế”. Số vốn gọi được đợt đầu chỉ có 692 tỷ đồng. Một kết quả quá thấp so với dự kiến.
VinGroup được báo chí trong nước bơm thổi hết lời. Báo chí phục vụ Vin không khác gì phục vụ Đảng Cộng sản. Nghĩa là, khi có tin tốt thì tung hô quá trớn, còn khi có tin xấu thì ém nhẹm. Đã nhiều năm qua, báo chí xây dựng hình ảnh VinGroup là một Tập đoàn hùng mạnh, tài chính vững vàng, Chủ tịch sáng suốt tài tình. Với những lợi thế đó, lẽ ra, VinGroup phải được các nhà đầu tư chào đón, nhưng đợt chào bán trái phiếu lần này không như mong đợi, vì sao?
Thực ra, Việt Nam đang có cuộc đấu tranh giữa báo chí nô bộc và báo chí tự do. Người dân trong nước bị Đảng Cộng sản xem là tài sản riêng, họ muốn tuyên truyền điều gì là họ làm, miễn sao có lợi cho sự cai trị của họ, bất chấp sự thật.
Chính quyền Cộng sản rất căm thù báo chí tự do từ bên ngoài, vì cứ bóc trần những trò mị dân dối trá của họ. Chính vì thế, họ cho công an lùng sục, tìm bắt những người dám nói lên sự thật. Họ tìm mọi cách để chặn các tin tức mà họ không muốn dân biết, tuy nhiên, tin tức từ bên ngoài Việt Nam vẫn cứ bay vào trong nước. Cho nên, chính sách mị dân của Cộng sản không đạt được kết quả như họ mong muốn.
VinGroup dựa vào bộ máy tuyên truyền của Cộng sản để xây dựng thương hiệu, và họ cũng đã làm cho không ít người tin vào họ. Tuy nhiên, từ thực tế mà rất nhiều khách hàng của Vin vấp phải, cộng với tác động của các nguồn tin tự do cung cấp, nên các nhà đầu tư đã không còn tin tưởng vào Vin. Đó là lý do tại sao, hiện nay, VinGroup phát hành trái phiếu không thu được kết quả như mong đợi. Nhà đầu tư cũng đã thông minh hơn và thận trọng hơn, chứ không còn cả tin như trước nữa.
Vào ngày 26/10, Tập đoàn VinGroup của ông Phạm Nhật Vượng tiếp tục công bố phát hành lô trái phiếu quốc tế, với tổng giá trị lên đến 250 triệu USD, mệnh giá mỗi trái phiếu lên đến 200.000 USD. Đây chỉ là con số nhỏ so với tốc đốt tiền của VinFast. Hơn nữa, việc huy động vốn bằng trái phiếu quốc tế có như mong đợi hay không lại là chuyện khác.
Ở trong nước, Vin được bộ máy tuyên truyền hỗ trợ hết công xuất, ấy vậy mà việc gọi vốn chỉ đạt 36%. Vậy thì ra quốc tế, nơi nhà đầu tư có đầy đủ thông tin và thông tin minh bạch hơn, đồng thời không còn sự hỗ trợ của bộ máy tuyên truyền khổng lồ của chế độ, thì liệu rằng, mấy ai sẽ mua trái phiếu quốc tế của VinFast? Kết quả như thế nào thì còn phải chờ, tuy nhiên, theo dự đoán của chúng tôi thì không thể khả quan hơn, so với việc huy động vốn tại thị trường trái phiếu trong nước.
Thực ra, VinFast lên sàn chứng khoán Nasdaq Mỹ là để gọi vốn quốc tế. Nhiều công ty toàn cầu nhờ vào thị trường chứng khoán số 1 thế giới này mà phát triển, và VinFast cũng có tham vọng như thế.
Tuy nhiên, thị trường chứng khoán Mỹ là cơ hội lớn nhưng cũng có thách thức không nhỏ. Ở sân chơi này, nhà đầu tư hiểu biết hơn, thông tin minh bạch hơn. Vậy nên, nếu doanh nghiệp chưa chuẩn bị đầy đủ cho cuộc chơi lớn, thì sẽ bị “chết chìm” giữa biển khơi.
Hiện nay, có vẻ như thị trường chứng khoán Mỹ đang trên đà đào thải VinFast, bởi những kết quả kinh doanh không mấy khả quan. Ban đầu, ông Vượng định giá công ty ở mức 50 tỷ USD, tuy nhiên đến nay, lượng cổ phiếu bán ra rất ít mà giá lại xuống rất thấp, thì điều đó cho thấy, thị trường vốn thế giới không dung nạp VinFast.
Vậy thì, liệu thị trường vốn quốc tế có dung nạp được lô cổ phiếu 250 triệu USD của VinGroup hay không, thời gian sẽ trả lời.
Ý Nhi – Thoibao.de