Thị trường bất động sản như Trung Quốc sụp đổ, Việt Nam có tránh được khủng hoảng tương tự?

Link Video: https://youtu.be/AWey4QABuRw

Ngày 6/11, BBC Tiếng Việt đăng bài phân tích của Luật sư Ngô Ngọc Trai, với tựa đề “Việt Nam nên làm gì để tránh khủng hoảng bất động sản như Trung Quốc?”

Tác giả cho biết, thông tin mới đây về công ty bất động sản lớn nhất Trung Quốc là Country Garden lâm vào tình trạng vỡ nợ, đã thu hút sự chú ý của những người quan tâm đến thị trường bất động sản tại Việt Nam.

Công ty này đã bị các chủ nợ, gồm một nhóm ngân hàng và quỹ đầu tư tài chính quốc tế, công bố, công ty đã không thể trả khoản lãi suất 15,4 triệu USD cho trái phiếu bằng USD của mình, sau khi được gia hạn đến lần thứ 2 vào ngày 18/10.

Sự việc này sẽ kích hoạt quá trình thúc đẩy tới thủ tục phá sản do các chủ nợ tiến hành, nhằm đòi lại phần nào khoản nợ trái phiếu hoặc khoản cho vay, từ những tài sản còn lại của công ty.

Tác giả cho biết thêm, 2 năm trước, một tập đoàn bất động sản lớn khác của Trung Quốc là Evergrande Group, cũng lâm vào tình trạng vỡ nợ, do không thể thanh toán những khoản nghĩa vụ đến hạn.

Tác giả dẫn các thông tin cho hay, nguyên nhân dẫn đến tình trạng phá sản của các công ty bất động sản lớn ở Trung Quốc là tình trạng dư thừa. Hàng triệu căn nhà bị bỏ trống trong thời gian dài, 1,4 tỉ người cũng không thể ở hết tất cả các căn hộ này.

Tác giả phân tích, tất cả các thông tin, sự kiện, đều cho thấy cùng một vấn đề là, thị trường bất động sản Trung Quốc đã lâm vào khủng hoảng, sản phẩm làm ra không có khách mua, khiến doanh nghiệp vỡ nợ phá sản.

Tình trạng phát triển bong bóng bất động sản rất thiếu lành mạnh, cho thấy, chính sách của Trung Quốc lâu nay chủ yếu là phục vụ cho các hoạt động đầu cơ, thay vì quan tâm tới những nhu cầu có thực.

Để đi tới kết cục hiện nay, đó không phải là kết cục chóng vánh một sớm một chiều, mà là kết quả của một quá trình kéo dài nhiều năm.

Hình: Bài trên BBC

Nhưng, tác giả nhận xét, có một mối nguy cơ là hầu hết những người được coi là chuyên gia có hiểu biết về lĩnh vực bất động sản, những người thuộc giới tinh hoa xã hội tầng lớp thượng lưu, các cơ quan báo chí, ngành ngân hàng có lợi ích gắn kết, một bộ phận cán bộ trong bộ máy nhà nước… thì đều lại là những người đang hưởng lợi từ việc phát triển thị trường bất động sản.

Tác giả đánh giá, những nhóm quyền lợi này sẽ có xu hướng bảo vệ nguyên trạng. Họ sẽ gây ảnh hưởng tới chính sách và chống lại việc thay đổi, bởi đối với họ, lợi ích nhận được khi đó là số âm.

Đó là những kiểu hành động tập thể thất bại trong kinh tế, vì không ai trong số đó được hưởng lợi từ việc thay đổi thể chế mô hình hoạt động.

Những người đang sở hữu một hoặc nhiều bất động sản, cũng không muốn làm những việc mà có thể khiến cho giá trị tài sản của họ sụt giảm đi. Cho nên, rất ít người có động lực và khả năng lên tiếng một cách kiên trì, cương quyết, để ngăn chặn khủng hoảng.

Tác giả chỉ ra một nguyên nhân khác, giống như trong nhiều câu chuyện khủng hoảng đã xảy ra trên thế giới và trong lịch sử, đó là thông tin không được truyền tải đi. Bởi những tiếng nói cần thiết giúp có thể ngăn nguy cơ lại ít được xuất hiện, hoặc chìm lấp đi trong dòng chảy ngồn ngộn thông tin.

Hình: Đại gia bất động sản Trung Quốc vỡ nợ

Tác giả cho rằng, nếu Việt Nam không có những chính sách điều chỉnh, thì tương lai của thị trường bất động sản sẽ bị như Trung Quốc bây giờ.

Tác giả đề xuất giải pháp, đó là nên có chương trình khảo sát kiểm đếm thực tế số sản phẩm bỏ trống, đối với mỗi loại chưa đưa vào sử dụng hiện nay.

Từ đó cân nhắc việc dừng cấp phép cho các dự án nhà ở thương mại, biệt thự hoặc các sản phẩm bất động sản như shop house, là các sản phẩm chủ yếu bị đầu cơ còn đang bỏ trống rất nhiều.

Thời gian dừng cấp phép có thể là 05 năm, thực hiện ở những tỉnh thành phố đang có tình trạng dư thừa, để thị trường có khoảng thời gian tiêu hóa sử dụng hết số bất động sản đó đi đã.

Làm điều đó thì có thể sẽ làm ảnh hưởng đến một số ngành nghề liên quan tới xây dựng và làm giảm sự tăng trưởng của GDP.

Nhưng sự điều chỉnh đó là cần thiết, để giảm tránh bong bóng bất động sản giống như Trung Quốc đã gặp phải trong thời gian qua, do phụ thuộc tăng trưởng vào bất động sản quá nhiều dẫn tới phát triển không bền vững.

Hình: Tình trạng bất động sản Việt Nam có nhiều điểm tương đồng Trung Quốc

Minh Vũ

>>> Chánh án Nguyễn Hòa Bình thiếu tự trọng vì tự khen

>>> Biến đổi khí hậu ở Đồng bằng Sông Cửu Long tạo điều kiện cho bọn buôn bán phụ nữ sang Trung Quốc

>>> Vì sao Cơ quan kiểm định của Bộ Giáo dục và Đào tạo lại để các trường đại học dễ dàng qua mắt?

>>> Chánh án Nguyễn Hòa Bình thiếu tự trọng vì tự khen

Việt Nam gia tăng bồi đắp đảo ở Trường Sa