Chúng tôi giới thiệu tiếp phần thứ hai, phân tích về vai trò của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng liên quan đến Quy định số 132-QĐ/TW của Bộ Chính trị, và sinh mệnh chính trị của Chánh án đầy tai tiếng Nguyễn Hòa Bình.
Ngày 22/9, Tòa án tỉnh Thanh Hóa bất ngờ thi hành án đối với tử tù Lê Văn Mạnh. Vụ việc xảy ra ngay sau khi việc vận động hoãn thi hành án với tử tù Nguyễn Văn Chưởng được cho là thành công.
Trước đó, Luật sư Lê Văn Hòa đã vận động cộng đồng mạng ký tên, gửi đơn và tin nhắn đến Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng. Theo Luật sư Hòa viết trên trang Facebook cá nhân, thông báo với cộng đồng rằng: “Chủ tịch nước đã nhận tin nhắn và đang có chỉ đạo giải quyết”.
>>> (Hình 01: Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình phát biểu trước Quốc hội)
Trước đó, giới thạo tin tiết lộ, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình đã đưa ra chủ trương tiến hành thi hành án, đối với các bị án được cho là tử tù oan. Chủ trương này nhằm mục đích không để những vụ án tai tiếng như Hồ Duy Hải, Nguyễn Văn Chưởng, Lê Duy Mạnh… ảnh hưởng tới tương lai chính trị của Chánh án Bình, trước cuộc đua nhân sự cấp cao tại Đại hội Đảng lần thứ 14, vào đầu năm 2026.
Đó là lý do tại sao, liên tiếp trong hai tháng 7 và 8/2023, Tòa án Hải Phòng vừa ra thông báo thi hành án tử hình đối với bị án Nguyễn Văn Chưởng, thì sau đó, đến lượt Tòa án Thanh Hóa ra thông báo thi hành án đối với bị án Lê Văn Mạnh, và họ thực hiện ngay sau đó.
Trong bài viết, “Ly rượu máu người” của nhà hoạt động xã hội, nhà báo Nguyễn Anh Tuấn đã đặt vấn đề:
“Có người đặt câu hỏi, vì sao tòa án tỉnh Thanh Hóa ra lệnh xử tử Mạnh lúc này?
Chúng ta sẽ tìm thấy câu trả lời trong thông báo họ gửi cho gia đình.
Theo đó, họ thi hành án Mạnh thể theo yêu cầu của Vụ I, Tòa án Nhân dân Tối cao thông qua công văn đề ngày 11/8/2023.
Trong hệ thống thứ bậc của bộ máy quyền lực ở Việt Nam, chúng ta biết rằng, Vụ I không thể gửi công văn này, nếu không có sự chỉ đạo của Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình.
Chánh án Bình, đến lượt mình, chắc hẳn đã bàn bạc kỹ trong cơ quan nội chính tối cao là Ban Bí thư, mà ông [Bình] là một thành viên chủ chốt, để tìm kiếm đồng thuận cho một quyết định chắc chắn sẽ làm xôn xao dư luận.”
Nhận định của nhà báo Nguyễn Anh Tuấn đồng nhất với đánh giá của giới thạo tin, khi cho rằng, quyết định xử tử vội vã tử tù Lê Văn Mạnh, không phải là một hành động bột phát từ lãnh đạo Tòa án tỉnh Thanh Hóa, mà đó là một quyết định có cân nhắc, có tính toán của lãnh đạo cấp cao nhất của ngành tòa án – Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình.
Câu hỏi đặt ra là: Vì sao họ phải làm như đến vậy? Theo Nguyễn Anh Tuấn cho biết:
“Hãy nhìn thời điểm Vụ I gửi công văn, ngày 11/8/2023 – một tuần sau quyết định xử tử một tử tù khác, Nguyễn Văn Chưởng.
Quyết định xử tử Chưởng ngày 4/8/2023 đã làm dậy lên một làn sóng phản đối chưa từng có, với vô số bài viết, thư từ, kiến nghị nhằm thẳng vào Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, đặt chính quyền vào tình thế buộc phải hoãn thi hành án, nếu không muốn đổ thêm dầu vào lửa một dư luận đang sục sôi.”
Công luận cho rằng, Chánh án Nguyễn Hòa Bình với truyền thống không chịu thua ai, không chịu thua dân và… nhất là không chịu thua tân Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng – một nhân sự “hạt giống đỏ” được cơ cấu từ trong trứng.
Do không chịu thua, nên ông Nguyễn Hòa Bình “thua keo này thì bày keo khác”, và đã ra lệnh thi hành án với bị án Lê Văn Mạnh ngay lập tức.
Theo giới qua sát, tân Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng chắc chắn sẽ không bỏ qua cho Nguyễn Hòa Bình về hành động “phạm thượng” – vuốt mặt không nể mũi – trong quan hệ đồng chí trong Đảng.
Trong vai trò nhà nước, chức vụ Chủ tịch nước theo Hiến pháp Việt Nam quy định: “… là người đứng đầu nhà nước, thay mặt nhà nước trong quan hệ đối nội và đối ngoại. Chủ tịch nước còn được gọi là nguyên thủ quốc gia”.
Để thấy rằng, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, trong vai trò là một trong “tứ trụ” – bốn nhân vật cao cấp nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam – khó có thể “châm trước” cho Chánh án Nguyễn Hòa Bình. Điều này lý giải, vì sao, thời gian gần đây, ông Bình thường xuyên xuất hiện để khẳng định, ngành tòa án không để xảy ra tình trạng xét xử án oan sai.
Dư luận thấy rằng, việc Bộ Chính trị đưa ra quy định số 132-QĐ/TW, để kiểm soát quyền lực đối với các cơ quan tư pháp, đặc biệt là ngành tòa án, là hết sức cần thiết. Trong bối cảnh dân chúng Việt Nam hoàn toàn mất lòng tin vào một hệ thống pháp luật “vô thiên, vô pháp” chưa từng thấy.
Nhưng trong một thể chế chính trị độc đảng như Việt Nam hiện nay, thì yêu cầu phải có tam quyền phân lập, các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp hoạt động độc lập và kiểm soát lẫn nhau, là điều không tưởng./.
Trà My – Thoibao.de