Link Video: https://youtu.be/LqwG5MM70kw
Ngày 11/11, VOA Tiếng Việt cho hay “Bắc Kinh: Trung Quốc – Việt Nam trao đổi thẳng thắn và thân thiện về quan hệ song phương”.
Theo đó, Bắc Kinh cho biết, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc đã có cuộc hội đàm thẳng thắn và thân thiện với người đồng cấp Việt Nam tại Hà Nội, hôm thứ Năm 9/11, về các vấn đề song phương, biên giới đất liền và hàng hải.
Cuộc gặp giữa Thứ trưởng Ngoại giao Tôn Vệ Đông và Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Minh Vũ trước đó không được Bắc Kinh tiết lộ, điều này tạo nên một sự bí ẩn cho những vấn đề mà hai bên đàm phán.
Chính vẻ bí ẩn này đã khiến cho giới quan sát đặt nhiều nghi vấn. Bởi đây là thời điểm nhạy cảm, khi mối quan hệ Việt – Trung có thể đã bị sứt mẻ do Việt Nam đã có những động thái tiến về gần với Mỹ hơn. Và tất nhiên, Bắc Kinh không bao giờ cho phép con mồi thoát khỏi vòng kiềm tỏa của mình.
VOA dẫn Bộ Ngoại giao Việt Nam nói, Trung Quốc – Việt Nam đã đi sâu trao đổi về quan hệ song phương, các vấn đề biên giới lãnh thổ giữa hai nước cũng như các vấn đề quốc tế, khu vực hai bên cùng quan tâm.
Bên cạnh đó, VOA dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc – Vương Văn Bân – khi trả lời các phóng viên hôm thứ Sáu 10/11, nói, hai bên nhất trí rằng, quan hệ song phương đã duy trì động lực tốt dưới sự lãnh đạo hiện tại của cả hai nước. Đồng thời, hai bên đánh giá cao những tiến bộ đạt được trong việc mở và nâng cấp các cửa khẩu biên giới và kết nối cơ sở hạ tầng. Hai bên tái khẳng định sự cần thiết phải tiếp tục tăng cường đối thoại và tham vấn, cũng như giải quyết thỏa đáng những khác biệt giữa hai bên.
Ông Vương nói thêm rằng, hai bên nhất trí nỗ lực biến biên giới đất liền Trung – Việt thành biên giới “hòa bình vĩnh viễn” và “thắt chặt tình hữu nghị giữa các thế hệ và phát triển thịnh vượng”.
Trên thực tế, những vấn đề về biên giới, hải đảo giữa Việt Nam và Trung Quốc chưa bao giờ là thỏa đáng. Trung Quốc vẫn luôn tìm cách xâm chiếm, lấn lướt Việt Nam từng tấc đất, tấc biển.
Sau cuộc chiến Biên giới năm 1979, những xung đột liên miên ở biên giới Việt – Trung kéo dài cho đến tận năm 1991, sau khi hai nước bình thường hóa quan hệ. Đỉnh điểm của giao tranh là những năm 1984 – 1985, và Mặt trận Vị Xuyên là nơi diễn ra những giao tranh ác liệt nhất, nơi được ví là “lò vôi của thế kỷ”.
Sau khi bình thường hóa quan hệ, Trung Quốc tiếp tục chèn ép Việt Nam khi ký kết Hiệp định Biên giới Việt – Trung năm 1999. Có những lời đồn rằng, Việt Nam đã phải nhượng cho Trung Quốc 720 km2, trong đó có một nửa thác Bản Giốc.
Trên biển, Trung Quốc đã cướp mất của Việt Nam quần đảo Hoàng Sa vào năm 1974, từ tay quân đội Việt Nam Cộng hòa. Năm 1988, Trung Quốc lại ngang nhiên tấn công, chiếm lấy đảo đá Gạc Ma ở Trường Sa, thảm sát 64 chiến sĩ Hải quân Việt Nam.
Từ nhiều năm nay, Trung Quốc vẫn liên tục cho tàu quấy nhiễu trên biển, phá rối các dự án dầu khí và xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Chỉ riêng từ đầu năm 2023 đến nay, Trung Quốc liên tục cho các tàu khảo sát, tàu địa chất, tàu hải cảnh, tàu cá… xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Trong mối quan hệ như vậy, thử hỏi, có ai tin vào việc “thắt chặt tình hữu nghị giữa các thế hệ và phát triển thịnh vượng” với Trung Quốc hay không?
Mặt khác, VOA cho biết, khi được hỏi, liệu Chủ tịch Tập Cận Bình có thăm Hà Nội hay không, ông Vương Văn Bân nói, ông không có thông tin gì để cung cấp.
Theo VOA, tháng trước, một hãng tin quốc tế đưa tin rằng, các quan chức Việt Nam và Trung Quốc đang chuẩn bị cho chuyến thăm có thể, của ông Tập tới Hà Nội vào cuối tháng 10 hoặc đầu tháng 11.
Ba nhà ngoại giao ở Hà Nội sau đó cho biết, chuyến thăm có thể sẽ bị hoãn lại đến tháng 12.
Với cách trả lời của ông Vương, thì dường như, chuyến thăm này có thể bị hoãn vô thời hạn. Liệu đây có phải là một chỉ dấu cho thấy có sự bất ổn trong quan hệ Việt – Trung hay không?
Ý Nhi
>>> Cựu lãnh đạo NATO ủng hộ việc Ukraine gia nhập một phần
>>> Chủ tịch Võ Văn Thưởng sẽ chấm dứt sự nghiệp tàn ác của Nguyễn Hòa Bình như thế nào? (phần 2)
>>> Một người cầm cờ Israel bị đe dọa
>>> Tướng Tô “thông minh”, thả chim dễ dàng rồi vất vả truy bắt
Chính phủ Việt Nam muốn kiểm soát người Việt hải ngoại thông qua các hội đoàn do họ lập ra