Chợ truyền thống ế ẩm, cảnh đìu hiu bao giờ mới hết?

Link Video: https://youtu.be/t10LisBfPls

Ngày 12/11, báo Tuổi Trẻ có phóng sự “Chưa có bao giờ chợ ế như hiện nay”, phỏng vấn tiểu thương Lý Cẩm Vân ở chợ An Đông.

Bà Vân cho biết, bà bán hàng tại chợ An Đông, thành phố Hồ Chí Minh, từ năm 1988, lúc đó chợ mới còn chưa xây. Mấy chục năm gắn bó với chợ, thực sự chưa bao giờ bà thấy buôn bán khó khăn như hiện nay.

Tình trạng vắng khách kéo dài, không khí chợ đìu hiu, hàng hóa ế ẩm… khiến tiểu thương kiệt quệ.

Theo bà Vân, năm 1988, bà bắt đầu buôn bán, năm 1991 sang 2 sạp tại chợ với giá 44 triệu đồng, và 5 năm sau đó sang tiếp bảy kho để đựng hàng và một sạp, với giá gần 300 triệu đồng. Nhìn tưởng ít, nhưng vàng lúc đó chỉ 4 – 5 triệu đồng/lượng, nên tính ra giá trị không hề nhỏ.

Tuy nhiên, điều an ủi là thời điểm đó bán được, dù bán giày dép với giá rẻ nhưng nhờ khách sỉ và lẻ đều đông, nên luôn ăn nên làm ra, giá sang sạp tăng mạnh theo từng năm, mỗi sạp giá bằng cả căn nhà mặt phố.

Cụ thể, năm 1988, dù vàng chỉ hơn 4 triệu đồng/lượng, nhưng tiền thuế tiểu thương đóng đã hơn 3,6 tỉ đồng.

Nhưng do kinh doanh không xuể, lớn tuổi không đủ sức, nên năm 2014 bà đã sang lại hai sạp.

Từ 2014 đến nay, hoạt động kinh doanh chỉ tạm ổn trong vài năm đầu, nhưng từ dịch COVID-19 trở đi là sa sút hẳn, với lượng khách đến chợ giờ giảm trên 60% so với trước dịch, và giảm mạnh so với các năm làm ăn ổn định.

Trải qua nhiều năm khó khăn, nhiều tiểu thương hiện nay dần lâm vào kiệt quệ.

Do đó, tính ra việc sang sạp trước đó của bà, vô tình lại là điều tốt, bởi với tình hình kinh doanh hiện nay, việc này gần như không dễ, nếu sang được cũng giá rất rẻ.

Bà Vân đã vài lần có ý định sang sạp, nhưng tìm không ra khách, và thực tế ở chợ, có nhiều tiểu thương treo bảng sang sạp, nhưng do kinh doanh khó khăn nên kêu sang 3 – 4 năm nay cũng không ai ngó ngàng.

Với việc kinh doanh sa sút, mỗi ngày bán chỉ được trên dưới triệu đồng, thậm chí có ngày quá vắng khách, chỉ được vài trăm ngàn đồng, nên gần như không có lời, nhiều thời điểm còn thua lỗ vì vắng khách.

Hình: Bài phóng sự của báo Tuổi Trẻ

Cứ tưởng xong dịch COVID-19 thì kinh tế khôi phục, người dân chịu mua sắm nhiều hơn, nhưng với tình trạng buôn bán ế ẩm kéo dài như hiện nay, bà Vân buộc phải sớm tính toán, điều chỉnh các kho hàng, để tiện cho thuê, hoặc sang lại, giá thấp cũng phải tính đến phương án này, bởi nếu không, thì sẽ không còn tiền xoay xở.

Là người kinh doanh nhỏ, bà Vân luôn mong khách đông để mở rộng kinh doanh, đóng thêm thuế cho Nhà nước.

Nhưng với thực tế hiện nay, bà mong Nhà nước sớm có giải pháp để cứu tiểu thương qua giai đoạn khó khăn này, như cứu người dân trong cơn dịch COVID-19, bởi khó khăn hiện nay không khác gì thời điểm dịch, thậm chí càng đuối hơn vì ế ẩm kéo dài nhiều năm qua.

Nhà nước có thể xem xét miễn giảm thuế trong giai đoạn ngắn hạn, chợ cũng nên xem xét có phương án hỗ trợ tiểu thương như giảm các khoản phí.

Tiểu thương có cầm cự, duy trì để “sống” được, thì chợ mới “sống” được, còn nếu khó khăn đến kiệt quệ, rời bỏ dần hoạt động kinh doanh thì khó đóng thuế, thúc đẩy phát triển kinh tế.

Được biết, tình trạng “chợ chiều” này không chỉ ở chợ An Đông mà diễn ra ở hầu hết các chợ, các khu thương mại trên cả nước. Tại các khu phố trung tâm Sài Gòn như Đồng Khởi, Nguyễn Trãi… có đến phân nửa nhà mặt tiền đóng cửa, treo biển bán nhà hoặc cho thuê từ vài năm qua. Tiểu thương chợ Cồn, Đà Nẵng, cũng lên báo kêu ca ế ẩm. Cửa hàng, cửa hiệu ở Phú Quốc cũng đóng cửa hàng loạt…

Điều này như là một hệ quả tất yếu của cả một quá trình làm ăn gian dối của nền kinh tế và xã hội Việt Nam, trong việc sản xuất và xuất khẩu hàng hóa, cũng như những chính sách gây trì trệ, ách tắc của hệ thống hành chính, và sự bất ổn định về pháp luật của Việt Nam.

hình: Tiểu thương chợ Cồn, Đà Nẵng, cũng kêu trời vì ế

Xuân Hưng

>>> Bộ trưởng Tô Lâm công khai diễn biến tư tưởng và tham vọng quyền lực?

>>> Đường vào tứ trụ của Tô đang bị Thủ bịt, Tô – Thủ “không đội trời chung”

>>> Cảnh báo vấn nạn thông thầu khai thác cát: Tham nhũng “cho ngày nay và muôn đời sau”?

>>> Phạt dân được đút túi, Đảng khuyến khích Công an vì tiền trấn lột dân

Làm ngơ vụ lấp biển ở vịnh Hạ Long, chính quyền tự vẽ bộ mặt thật của mình