Link Video: https://youtu.be/C97Zr8ncjcg
Ngày 12/11, RFA Tiếng Việt loan tin “Trái cây Trung Quốc giá rẻ tràn ngập chợ, siêu thị Việt Nam”.
Theo RFA, đại diện chợ đầu mối Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh, ngày 12/11, cho truyền thông hay, sản lượng trái cây Trung Quốc nhập chợ tại thành phố Hồ Chí Minh, tăng khoảng 5% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng mặt hàng nho giá rẻ tràn ngập các siêu thị, chợ..
Người này cũng cho biết, có nhiều loại trái cây Trung Quốc giá rẻ hơn so với trái cây cùng loại, nhập khẩu từ Mỹ, Hàn Quốc..
RFA cho biết, tại một số chợ, điểm bán, các loại trái cây Trung Quốc như, nho xanh có giá 70.000 đồng/kg, nho đỏ 30.000 đồng/kg, lựu 45.000 – 50.000 đồng/kg, quýt 15.000 – 20.000 đồng/kg… nhưng nhiều người bán lại nói đây là hàng của Thái Lan và trong nước.
Đại diện chợ đầu mối Thủ Đức thông tin, hiện nay lượng trái cây Trung Quốc nhập chợ 180 tấn/đêm, gồm hồng giòn, quýt giống Thái, nho xanh, nho đỏ không hạt và có hạt, nho đen…
RFA dẫn lời một lãnh đạo trong ngành bảo vệ thực vật, thừa nhận trên tờ Sức khoẻ và Đời sống rằng, Việt Nam nhập rất nhiều loại trái cây Trung Quốc. Trái cây Trung Quốc thường nhập về theo mùa.
Thời điểm từ cuối tháng 10 đến nay, đang vào chính vụ nho Trung Quốc, nên hàng đổ bộ thị trường Việt, với mức giá được cho là siêu rẻ so với giá nho nhập khẩu từ các quốc gia khác.
RFA cho biết thêm, không chỉ ở chợ và siêu thị, mà hiện nay, trên khắp các chợ online lớn nhỏ, dân buôn rao bán la liệt nho sữa Trung Quốc, giá chỉ trên dưới 100.000 đồng/kg, thậm chí có nơi bán theo thùng giá chỉ 50.000 – 60.000 đồng/kg.
Ai cũng biết, hàng nông sản Trung Quốc chứa nhiều chất độc hại, gây hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, trái ngược với việc Trung Quốc đang ngày càng thắt chặt hơn về mức độ kiểm soát đối với hàng Việt Nam nhập vào Trung Quốc, thì hàng Trung Quốc vào Việt Nam hoàn toàn bị buông lỏng, không kiểm tra, không giám sát, không kiểm dịch…
Hiện nay, trên mạng xã hội đang râm ran về tin đồn trái cây Trung Quốc có chứa chất độc phá hủy nội tạng.
Một “Thông báo khẩn cấp” xuất hiện trên trang web phutungcogioi.com.vn loan báo tin trên.
Theo thông báo này, một số nước đã phát hiện trái cây Trung Quốc có thuốc trừ sâu, chất gây ung thư, melamine. Đáng lo ngại là những loại trái cây này đang tràn ngập thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, bản tin này lại không dẫn các nguồn tin để xác thực những thông tin mà họ đưa ra.
Dù vậy, nếu tìm kiếm trên google, có thể thấy hàng trăm bản tin nói về sự độc hại của thực phẩm nói chung và trái cây Trung Quốc nói riêng. Và tình trạng thực phẩm, trái cây Trung Quốc bị ngâm tẩm hóa chất đã không còn là chuyện lạ đối với người tiêu dùng.
Một bản tin trên báo Tiền Phong liệt kê 6 loại trái cây “tắm hóa chất” Trung Quốc, bán đầy đường phố Việt Nam. Đó là hồng, lựu, cam, lê, nho và táo.
Đồng thời, những thông tin về các loại trái cây Trung Quốc bị giả mạo thành trái cây có xuất xứ từ các nước tiên tiến, có uy tín, như Mỹ, Úc, Hàn, New Zealand…
Trái cây Trung Quốc thường có ưu thế là giá rẻ, hình thức đẹp, bắt mắt. Các cơ quan quản lý của Việt Nam về vệ sinh an toàn thực phẩm, từng nhiều lần, phát hiện nhiều loại trái cây, rau củ tươi nhập từ Trung Quốc, không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ.
Và tất nhiên, các loại trái cây, rau củ này còn có dư lượng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, và các loại hóa chất khác, cao hơn nhiều lần so với tiêu chuẩn. Tình trạng này đã diễn ra trong nhiều năm, nhưng đến nay vẫn “vũ như cẩn”.
Cơ quan chức năng Việt Nam không hề có động thái nào để cải thiện tình hình, để người dân phải tự đối mặt đủ loại chất độc hại.
Thực tế, rất nhiều người tiêu dùng Việt Nam e ngại không dám sử dụng hàng thực phẩm Trung Quốc. Tuy nhiên, điều đáng nói là người tiêu dùng rất khó phân biệt xuất xứ của hàng hóa.
Quang Minh
>>> Bộ trưởng Tô Lâm công khai diễn biến tư tưởng và tham vọng quyền lực?
>>> Đường vào tứ trụ của Tô đang bị Thủ bịt, Tô – Thủ “không đội trời chung”
>>> Cảnh báo vấn nạn thông thầu khai thác cát: Tham nhũng “cho ngày nay và muôn đời sau”?
>>> Phạt dân được đút túi, Đảng khuyến khích Công an vì tiền trấn lột dân
Ukraine dùng drone đánh chìm 2 tàu chiến của Nga