Theo đánh giá của Ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam, vụ án Vạn Thịnh Phát của bà Trương Mỹ Lan là một vụ án tham nhũng, lũng đoạn lớn chưa từng thấy, và đã gây ra các hậu quả hết sức nghiêm trọng.
Trong tư cách cổ đông nắm giữ cổ phần tuyệt đối, bà Trương Mỹ Lan đã thao túng, rút ruột của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) tới hơn 1 trăm triệu tỷ đồng. Đây là vụ lừa đảo có quy mô chưa từng thấy trong lịch sử cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Vụ án này đã để lại hậu quả cho nền kinh tế Việt Nam vô cùng lớn, có ảnh hưởng xã hội hết sức nghiêm trọng.
Vụ án Vạn Thịnh Phát cũng đạt kỷ lục về số tiền hối lộ cho một cá nhân, lớn nhất trong lịch sử tố tụng của Việt Nam, với cáo buộc Ngân hàng SCB đã hối lộ 5,2 triệu USD cho riêng bà Đỗ Thị Nhàn, Trưởng đoàn Thanh tra liên ngành của Chính phủ, do Ngân hàng Nhà nước đóng vai trò chính trong việc thanh tra Ngân hàng SCB.
Ngoài ra, 18/18 thành viên của Đoàn Thanh tra này, tất cả đều nhận hối lộ, với số tiền cao nhất gần 40.000 USD, ít nhất là 100 triệu đồng. Toàn bộ tiền hối lội đó, với mục đích để Đoàn Thanh tra bao che và không xử lý theo quy định, đối với những vi phạm trầm trọng của Ngân hàng SCB.
Một câu hỏi đặt ra là: Tại sao các sai phạm của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng SCB, tất cả đều do bà Trương Mỹ Lan nắm giữ với số cổ phần rất lớn (nhờ người đứng tên), diễn ra trong thời gian dài, không bị phát hiện và xử lý kịp thời.
Công luận thấy rằng, lẽ ra, khi tử tù Dương Chí Dũng khai trước tòa vào năm 2012, rằng
đã đưa 1 triệu USD của bà Trương Mỹ Lan đưa cho Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ, thì Bộ Công an phải điều tra ngay Vạn Thịnh Phát.
Tiếc rằng, Trưởng ban Nội chính Trung ương lúc đó là ông Nguyễn Bá Thanh, sau đó đã qua đời vì mắc bệnh lạ. Và vụ việc cũng chìm xuồng, không được nhắc tới.
Thoibao.de từng khẳng định, để truy ra trùm cuối của đại án Vạn Thịnh Phát, chỉ cần “gô cổ” ba cựu Thống đốc và đương kim Thống đốc, đó là: Nguyễn Văn Bình, Lê Minh Hưng và Nguyễn Thị Hồng. Đây là những người chịu trách nhiệm chính trong vụ Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng SCB.
Trong đó, cựu Thống đốc Lê Minh Hưng, đương kim Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, phải là người chịu trách nhiệm cao nhất. Bởi các lý do:
- Lê Minh Hưng từng có thời gian công tác tại Tổng cục Tình báo (TC5) Bộ Công an, được biệt phái sang Vụ Quan hệ Quốc tế thuộc Ngân hàng Nhà nước. Lê Minh Hưng làm Thống đốc Ngân hàng Nhà nước vào năm 2016, sau Đại hội 12, là thời điểm Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài gòn (SCB) đang ăn nên làm ra.
- Theo cựu Bí thư Tỉnh uỷ Bến Tre Lê Đức Thọ, người có tổng tài sản gồm tiền trong ngân hàng và cổ phiếu lên đến 4000 tỷ, bị kỷ luận trong Hội Nghị Trung ương 8 khóa 13, từng phân bua rằng, anh ta làm sao giàu bằng Lê Minh Hưng.
- Theo nhà báo Trần Đông A, trong bài viết, “Trung ương 7: Những dấu hiệu tàn cuộc” đăng trên trang VOA, ngày 18/5 tiết lộ:
“Sau đợt giật đổ “domino” Hồ Mẫu Ngoạt, cú “phản đòn” tiếp theo trước thềm Trung ương 7, là đơn tố cáo Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Lê Minh Hưng, cánh tay phải thứ hai của Tổng Bí thư sau khi Ngoạt “rớt đài”. Tội trạng của Hưng trong lá đơn được tập thể cán bộ của Ngân hàng Nhà nước đứng tên, cho thấy sự lũng đoạn của nhóm lợi ích được phe Tổng Bí thư “chống lưng”, có sức tàn phá nền kinh tế nói chung và hệ thống các ngân hàng, cả trong lẫn ngoài nhà nước, ghê gớm như thế nào.”
- Ông Lê Minh Hưng là con trai ông Lê Minh Hương (1936 – 2004), cựu Bộ trưởng Bộ Công an. Theo giới thạo tin tiết lộ:
“Bố của Lê Minh Hưng mất năm 2004 (67 tuổi) lúc đang là Ủy viên Bộ Chính trị. Trùng hợp lại là, lúc Trung ương đang truy trách nhiệm của ông Lê Minh Hương trong vụ án Năm Cam, thì ông Hương đột ngột qua đời một cách bất thường. Càng trùng hợp hơn là, cố Bộ trưởng Bộ Công an Lê Minh Hương cũng là dân gốc Hương Sơn, Hà Tĩnh, cùng quê với ông Trương Tấn Sang.
Đến đây thì ván cờ đã dần hiện rõ là tại sao Lê Minh Hưng không bị truy cứu trách nhiệm trong vụ án liên quan đến SCB, Vạn Thịnh Phát và Trương Muội. Có cả một thế lực cánh Hà Tĩnh đồng hương phía sau, như Trương Tấn Sang, Trương Huy San chống lưng, lại là gà cưng của ông Trọng, thì bố thằng lào dám đòi truy cứu trách nhiệm của Lê Minh Hưng.”
Trên mạng xã hội có nhiều ý kiến cho rằng, việc Bộ Chính trị cho dừng điều tra vụ án Vạn Thịnh Phát lên cấp cao hơn, theo yêu cầu của Tổng Bí thư Trọng, với mục đích cứu Lê Minh Hưng – một thái tử đỏ được ông Trọng tin tưởng.
Đó là lý do người ta cho rằng, Bộ Chính trị và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẵn sàng chịu mất số tiền hơn một trăm triệu tỷ đã bị Trương Mỹ Lan chiếm đoạt, để cứu Lê Minh Hưng, vì nếu để bung bét ra thì chết cả “buồng”.
Xin nhắc lại, những thông tin vừa kể, thoibao.de chưa có điều kiện kiểm chứng chi tiết, nhưng có thể tin tưởng được./.
Trà My – Thoibao.de