Link Video: https://youtu.be/i4DJcBZn_vE
Ngày 2/12, báo Tuổi Trẻ cho hay “Thành phố Hồ Chí Minh: Sẽ đo nồng độ cồn cả ngày lẫn đêm đến gần Tết”.
Theo đó, từ nay đến trước Tết Nguyên đán 2024, cảnh sát giao thông ở Sài Gòn chia làm 10 cụm, trong đó 5 cụm đo nồng độ cồn khu vực trung tâm và 5 cụm ở vùng ven.
Mỗi ngày, cảnh sát giao thông chia ra làm 4 ca, mỗi ca 6 tiếng, thực hiện kiểm tra nồng độ cồn theo kế hoạch trên toàn thành phố.
Tuổi Trẻ cho biết, nhiều người dân băn khoăn cho rằng, có nhất thiết phải kiểm tra nồng độ cồn vào ban ngày, nhất là buổi sáng, vì việc này ít nhiều gây trở ngại cho họ khi đi đường.
Tuổi Trẻ dẫn lời đại diện Phòng Cảnh sát Giao thông (PC08) Công an thành phố Hồ Chí Minh cho biết, việc triển khai theo cụm sẽ góp phần phòng ngừa, ngăn chặn, kéo giảm các vụ tai nạn giao thông do nồng độ cồn, chất kích thích gây ra.
Tuy nhiên, PC08 có thực sự quan tâm đến việc giảm các vụ tai nạn giao thông hay không?
Theo Tuổi Trẻ, nhiều người đi đường tỏ ra khá bất ngờ khi thấy cảnh sát giao thông kiểm tra nồng độ cồn vào ban ngày.
Ông T. (41 tuổi, ngụ Bình Chánh) chỉ “nhấp môi” một ly bia vào buổi trưa, có nồng độ cồn đo được là 0,04mg/l khí thở (chưa vượt quá 0,25mg/l) nhưng đã bị cảnh sát giao thông phát hiện và lập biên bản. Ông T. sẽ bị phạt tiền từ 2-3 triệu đồng, tước giấy phép lái xe từ 10 – 12 tháng, tạm giữ xe 7 ngày.
Những người không có nồng độ cồn sẽ được cho đi, tuy nhiên, họ cũng bị mất thời gian dừng lại để kiểm tra.
Tuổi Trẻ dẫn lời ông Lê Thọ (quận Phú Nhuận) cho rằng: “Cần xác định thời gian dễ phát sinh tai nạn giao thông do người đi xe có nồng độ cồn để lập chốt kiểm tra“. Theo ông Thọ, vào giờ cao điểm, người dân đi học, đi làm, nhưng bị dừng xe kiểm tra nồng độ cồn là không hợp lý lắm.
Trước đó, ngày 30/11, blogger Lê Anh Hùng có một bài viết phân tích về quy định “nồng độ cồn bằng không”, đăng trên trang cá nhân của ông và được báo Tiếng Dân đăng lại. Theo ông Hùng, bất cứ quy định nào của luật pháp cũng phải chịu chi phí áp đặt thi hành luật. Chi phí này gồm hai loại: Chi phí thực thi pháp luật do ngân sách nhà nước gánh chịu, và chi phí tuân thủ pháp luật cho người dân gánh chịu.
Chi phí thực thi pháp luật trong việc kiểm tra nồng độ cồn bao gồm: chi phí cho lực lượng cảnh sát giao thông tại các cụm, các chốt chặn, và cả lực lượng trực tại văn phòng; chi phí vật tư, vật chất cho việc lập chốt và các phương tiện làm việc tại trụ sở…
Chi phí tuân thủ pháp luật của người dân bao gồm: thời gian phải chờ để kiểm tra, tiền nộp phạt, những phí tổn phát sinh do bị giữ xe, giữ bằng lái, và cả những hao tổn khác như lỡ việc hoặc sai hẹn…
Khi thực thi một chính sách, thì cần cân nhắc đến lợi ích và chi phí cho việc triển khai chính sách đó. Blogger Lê Anh Hùng đã chứng minh qua số liệu của Cục Cảnh sát Giao thông, theo đó, số trường hợp vi phạm nồng độ cồn chỉ chiếm 23% số vụ tai nạn giao thông.
Như vậy, đối với việc đo nồng độ cồn, nhất là đo vào ban ngày, thì rõ ràng, chi phí là quá lớn và lợi ích quá nhỏ, bởi không mấy ai uống rượu bia vào giờ làm việc.
Phải chăng, Công an thành phố Hồ Chí Minh cần có dự án để giải ngân ngân sách còn tồn đọng cuối năm?
Ai từng có làm ăn với cơ quan nhà nước đều biết tình trạng các cơ quan cuống cuồng tìm mọi cách giải ngân cho hết ngân sách dư thừa cuối năm tài khoá, bởi nếu để dư thừa thì ngân sách năm sau sẽ bị giảm đi. Và có cán bộ nào lại trung thực khi chi tiêu tiền ngân sách?
Rõ ràng, điều PC08 quan tâm không phải là giảm tai nạn giao thông. Thứ họ quan tâm là số tiền % mà họ được phép giữ lại sau khi phạt người dân, và cả số tiền ngân sách chi ra cho đợt “ra quân” rầm rộ này. Bất kể những bất tiện và hao phí mà người dân phải chịu, trong bối cảnh kinh tế sa sút trầm trọng hiện nay.
Quang Minh
>>> Để chống tham nhũng thành công: Truy tố Tổng Trọng tội “cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng”?
>>> Bao giờ mới hết tình trạng “có một rừng luật, nhưng toàn xài luật RỪNG” thưa Tổng Bí thư?
>>> Cho hốt lại những lá đơn mà ông Lưu Bình Nhưỡng đã rải. Tô – Tổng có tật nên giật mình?
>>> Tiền ứ, doanh nghiệp đói vốn, dân đói ăn, sân sau “ngập tiền”. Thủ Chính hay thủ phạm?
Thẻ Căn cước – sau nửa thế kỷ lưu lạc đã trở về tên cũ