Ngày 27-12-2023, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Bá Hoan cho biết, lực lượng lao động xuất khẩu gửi về khoảng 3,5 – 4 tỷ USD kiều hối mỗi năm.
Ông Hoan còn cho biết, có khoảng 120.000 đến 143.000 lao động ra nước ngoài làm việc mỗi năm. Từ năm 2010 đến nay, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài có thời hạn là hơn 1,4 triệu người.
https://dantri.com.vn/lao-dong-viec-lam/nguoi-viet-di-lam-viec-o-nuoc-ngoai-gui-ve-4-ty-usd-kieu-hoi-moi-nam-20231227175509375.htm
Từ năm 2012 đến nay, tổng số lượng kiều hối (do Việt kiều và người lao động xuất khẩu) chuyển về Việt Nam vượt qua con số 10 tỷ USD/năm và mỗi năm tăng khoảng 7-10%. Năm ngoái 2022, lượng kiều hối lên đến gần 19 tỷ USD. Hiện Việt Nam nằm trong tốp 10 quốc gia có lượng kiều hối lớn nhất thế giới và là còn là một trong 3 quốc gia trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương nhận kiều hối nhiều nhất.
https://baochinhphu.vn/luong-kieu-hoi-giai-doan-1993-2022-sanh-ngang-luong-von-fdi-giai-ngan-102231227123006785.htm
Những con số trên cho thấy, mặc dù so với con số 6 triệu Việt Kiều (người Việt định cư ở nước ngoài), lực lượng lao động xuất khẩu không phải là nhỏ, nhưng lượng kiều hối họ chuyển về nước ít hơn rất nhiều so với Việt kiều, chẳng hạn như trong tổng số 19 tỷ USD kiều hối gửi về nước năm 2022, chỉ có 4 tỷ USD là của lực lượng lao động xuất khẩu.
Tại sao lượng kiều hối đến từ châu Á là nhiều nhất, chiếm hơn 50% ?
Chẳng hạn như Thành phố Hồ Chí Minh, nơi có lượng kiều hối cao nhất nước, luôn luôn chiếm hơn 50% so với cả nước. Theo bản tin của tờ Tuổi Trẻ ngày 24-20-2023, ông Nguyễn Đức Lệnh, phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM, cho biết, xét về cơ cấu, lượng kiều hối chuyển về TP.HCM từ khu vực châu Á tiếp tục chiếm tỉ trọng cao nhất với 53,1% và tăng 19,8% so với quý trước.
https://tuoitre.vn/tp-hcm-9-thang-kieu-hoi-chuyen-ve-vuot-ca-nam-2022-20231024154305749.htm
Nên nhớ, khu vực Châu Á là khu vực có rất ít Việt kiều so với các khu vực khác trên thế giới. Nhưng nếu nói do lực lượng lao động xuất khẩu gửi về thì cũng không đúng, vì lượng kiều hối họ chuyển về nước là 3,5 – 4 tỷ USD mỗi năm, chỉ chiếm khoảng 20% lượng kiều hối (năm 2022: 19 tỷ USD) mà thôi.
Nghi vấn kiều hối là một kênh rửa tiền
Theo đài RFA tiếng Việt, có nhiều nghi vấn cho rằng, ngoài những đồng đô la của người Việt hải ngoại và người đi lao động ở nước ngoài gởi về giúp gia đình, thì kiều hối có thể có một góc khuất khác như một kênh rửa tiền.
Giáo sư – Tiến sĩ Vũ Văn Hóa, Phó Hiệu trưởng Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội khi trả lời RFA hôm 22/12/2023 cho biết có sự lo ngại rửa tiền trong nguồn tiền kiều hối:
“Tất cả những nước nào có kiều hối đều lo sợ kiều hối sẽ mang những đồng tiền, tạm gọi là tiền bẩn. Nếu Việt Nam không kiểm soát được chuyện đó thì các nước sẽ tẩy chay ngay. Nói chung, Việt Nam vẫn phải xem xét nguồn kiều hối và kiểm soát nguồn kiều hối có đúng là tốt không? Hay mạng lưới kiều hối có tốt không? Nhà nước và các đơn vị tổ chức cũng đều mong muốn như thế, phải là nguồn tiền cụ thể, mang tính chất nhà nước và các đơn vị phải xem xét đủ điều kiện về kiều hối.”
Đồng quan điểm, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh cũng cho rằng cần phải kiểm soát tốt nguồn gốc tiền kiều hối:
“Luôn luôn cần thiết có sự giám sát một cách rất nghiêm túc, với các phương tiện hiện đại và có kết nối với các nước nguồn gốc gửi tiền, để có thể xác minh được những người gửi và nhận tiền. Nhất là những người nhận khoản kiểu khối lớn thì cần phải trình bày và xác minh rõ ràng. Nếu như cần thiết thì Việt Nam có thể liên hệ với nước gửi tiền, để có thể xác minh làm rõ thêm người gửi là như thế nào và gửi số tiền lớn như vậy vì kinh doanh, hay vì nhân đạo, hay vì lý do gì đó, cần phải được làm rõ.”
Hiếu Bá Linh (Tổng hợp)