Đã đánh gục Võ Văn Thưởng thì xem như Tô Lâm đã lỡ “leo lưng cọp”. Bởi đã thể hiện ý đồ tạo phản, nên Tô Lâm cũng khích cho các nhóm lợi ích khác phản kháng, chống lại ông, để bảo vệ quyền lợi cho chính họ. Bởi hành động của Tô Lâm đã khiến họ thấy bị đe dọa.
Ghế Chủ tịch nước đã trống, vấn đề là, ông Tô Lâm có ngồi lên, hay lại lo sợ không an toàn như cách đây 1 năm. Hiện nay, ông Tô Lâm muốn ngồi ghế này, nhưng phải kèm thêm điều kiện sắp xếp vị trí cho đàn em của ông vào các vị trí bọc lót cho ông, để ông được an toàn. Tuy nhiên, ông Tô có được như ý hay không thì phải xem vận may của ông.
Những phản ứng của nhóm Nghệ An – Hà Tĩnh là có thể dự đoán, nhưng bên kia phản ứng thế nào, thì phải đợi xem.
Trước khi thực hiện kế hoạch tạo phản, Tô Lâm đã đích thân đi Trung Quốc, ngay sau chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ. Gần đây, ông Tô Lâm cũng gặp Thứ trưởng Bộ Công an Trung quốc, trong chuyến thăm Việt Nam. Cả đối nội lẫn đối ngoại đều được chuẩn bị kỹ càng.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hết thời, và đã đến lúc cần có người thay thế. Nhưng chính trường Việt Nam đang quá rối ren, ngay trong phe lò cũng tách ra làm 2: “phe làm phản” và phe “bảo hoàng”. Thậm chí, phe “bảo hoàng” cũng chỉ bảo vệ ông Tổng trên danh nghĩa, chủ yếu, những người này chỉ bảo vệ quyền lợi của họ. Nhóm Nghệ An nhảy vào tìm cách chặn đứng tham vọng của nhóm Tô Lâm, cũng vì lợi ích của nhóm này, chứ chẳng phải vì ông Tổng.
Như vậy, để đoạt được ghế Tổng Bí thư, thì ông Tô Lâm phải tính tới nước cờ hạn chế sức mạnh của phe Nghệ An. Đây là việc không dễ làm, bởi nhóm Nghệ An có số lượng nhiều hơn trong Bộ Chính trị.
Từ nay đến Đại hội 14 còn khoảng 20 tháng nữa. Trong thời gian này, ông Tô Lâm phải tìm mọi cách giải quyết cho được vị trí Tổng Bí thư. Có thể nói, trong giai đoạn này, ai lên được ghế Tổng Bí thư, thì người đó nghiễm nhiên sẽ là người kế nhiệm ở Đại hội 14. Cho nên, nói thẳng ra, đây là “đảo chính ngầm”.
Tình hình sức khỏe của ông Trọng không ổn, có nguồn tin cho biết, ông vẫn thường xuyên đến Bệnh viện 108 để kiểm tra máu và điều trị. Có vẻ như, ông Trọng “sắp đi” về với các tiền bối Cộng sản của ông. Thế nhưng, bao giờ ông đi thì chẳng ai biết. Không ai trong nhóm tranh ghế mong ông Tổng đi sớm bằng Tô Lâm. Bởi nếu ông Tổng ra đi lúc này, sẽ để lại một khoảng trống quyền lực rất lớn, đem lại lợi thế cho Tô Lâm, bởi lúc này, có sức mạnh thì sẽ thắng. Còn nếu ông Trọng mà lết được đến hết nhiệm kỳ, thì sẽ bất lợi cho Tô Lâm. Bởi lúc này, Tổng Bí thư mới đã được bầu theo sự giới thiệu của Tổng Trọng, chia chác ghế đã xong. Bằng việc ra mặt tạo phản sớm, thì ông Tô Lâm khó có hy vọng được ông Trọng giới thiệu.
Từ nay đến hết nhiệm kỳ còn khoảng 3 Hội nghị Trung ương nữa, nếu không phát sinh các cuộc họp bất thường. Đây đều là những trận kịch chiến nảy lửa để giành ghế. Chỉ còn khoảng 20 tháng nữa, có thể các đồng chí sẽ thuốc nhau để loại đối thủ ra khỏi vòng chiến đấu. Chưa biết, ai là nạn nhân của ai. Với đỉnh cao quyền lực, sẽ không còn tình đồng chí, đồng đội gì nữa.
Ông Karl Marx từng nói: “Lợi nhuận mà thích đáng thì tư bản trở nên can đảm, lợi nhuận mà đảm bảo được 10% thì người ta có thể thấy tư bản ở khắp nơi, đảm bảo được 20% thì nó hăng máu lên, đảm bảo được 50% thì nó táo bạo không biết sợ là gì, đảm bảo được 100% thì nó chà đạp lên tất cả mọi luật lệ của loài người, đảm bảo được 300% thì nó chẳng từ một tội ác nào mà không dám phạm, thậm chí bị treo cổ cũng không sợ”.
Không biết ghế Tổng Bí thư sẽ mang lại “lợi nhuận” bao nhiêu phần trăm? Chắc là hơn con số 300% rất nhiều, bởi chẳng cần bỏ đồng vốn nào mà cũng có thể hốt núi tiền từ túi thiên hạ, nên các “đồng chí” cũng “chẳng từ tội ác nào”, để mà giành cho bằng được. Có lẽ Tô Lâm không chùn tay, mà quyết ra tay để đoạt được ghế quyền lực số 1 trong Đảng, càng sớm càng tốt.
Quang Minh – thoibao.de