Vì sao Tô Đại phải “tiễn” Bình Tòa ra đi vào lúc này?

Khi nói đến công lý ở Việt Nam, dư luận xã hội mỉa mai rằng, “công lý chỉ là một danh hài”. Điều này cho thấy, công lý ở xứ Đông Lào là một điều xa xỉ, không hề tồn tại.

Thực trạng nền tư pháp Việt Nam hiện nay cho thấy, các cơ quan tư pháp như, công an, viện kiểm sát, hay tòa án, luôn “tùy hứng” khi đưa ra các quyết định tư pháp. Vụ án “oan” của tử từ Hồ Duy Hải chính là một minh chứng.

VietNamnet online ngày 26/3 đưa tin, “Ông Nguyễn Hòa Bình: Đổi tên để tòa án độc lập xét xử”. Bản tin cho biết, tại Hội nghị Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, cho ý kiến về Dự án Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) ngày 26/3, nhiều đại biểu quan tâm cho ý kiến liên quan đến việc đổi tên tòa án.

Theo đó, giải thích về lợi ích của việc đổi tên tòa án, Chánh án Toà án Nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, điều quan trọng nhất là nguyên tắc độc lập của tòa án được bảo đảm.

Theo giới quan sát, ông Nguyễn Hòa Bình đã thừa nhận sự thiếu độc lập của ngành tòa án nói riêng và hệ thông tư pháp Việt Nam nói chung hiện nay. Điều này liên quan đến thực trạng “án bỏ túi” rất phổ biến, khi các thẩm phán chỉ là những “robot” làm theo mệnh lệnh của kẻ khác.

Một câu hỏi đặt ra là: Tại sao ông Chánh án Bình lại bất ngờ “dở chứng”, để lộ ra điều mà ai ai cũng biết, nhưng Đảng không chịu thừa nhận? Điều này có liên quan gì đến những đồn đoán cho rằng, Bộ trưởng Công an Tô Lâm đang tấn công vào thành trì Quảng Ngãi, và sau Võ Văn Thưởng sẽ tới Bình Tòa?

Tình trạng các nạn nhân bị đánh chết trong đồn công an, xảy ra thường xuyên, liên tục, và phổ biến tại Việt Nam. Tuy nhiên, đa số các hung thủ là nhân viên công an, nên hầu như không bị xử lý hình sự, mà chỉ xử lý hành chính qua loa.

Công an tỉnh Đồng Nai ngày 3/4 đình chỉ công tác đối với cán bộ điều tra của Công an huyện Long Thành, vì liên quan đến cái chết của ông Vũ Minh Đức – một nạn nhân tử vong chỉ sau vài giờ làm việc với cơ quan công an.

Điều vừa kể có liên quan gì đến luồng dư luận cho rằng, trong cuộc chiến cung đình lúc này, Bộ trưởng Tô Lâm đang có kế hoạch lôi kéo sự ủng hộ của dư luận, với mục đích “thỏa mãn cơn cuồng nộ của số đông dân chúng”, về thực trạng thiếu công lý ở Việt Nam hiện nay?

Trong bài bình luận, “Tô Đại tướng chọn “quân bài domino” nào tiếp theo?” của cây bút Trần Hiếu Chân, đưa ra một nhận xét đáng chú ý khi rằng, “Chánh án Nguyễn Hòa Bình chỉ là những “món nộm” trong bữa tiệc của Tô Đại tướng. Bộ trưởng Công an Tô Lâm muốn “hạ hỏa” sự sục sôi của dân chúng trước “Hội đồng giao thớt” của Chánh án Hòa Bình. Ông này cho quân ra chợ mua dao thớt về để làm vật chứng cho vụ án Hồ Duy Hải kéo dài hàng chục năm trời”.

Điều đó đã cho thấy, Chánh án Nguyễn Hòa Bình “có tật, phải giật mình”, dẫu rằng, theo giới quan sát, mối quan hệ giữa Bình Tòa và Tô Đại tướng lâu nay vẫn ở mức “tâm đầu ý hợp”. Việc Chánh án Nguyễn Hòa Bình được đánh giá là rất thân cận với Tổng Trọng, đến nay có thể lại là một trở ngại cho sự nghiệp chính trị của ông ta.

Bởi việc Tô Lâm xử lý Nguyễn Hòa Bình, để “thoả mãn cơn cuồng nộ” nói trên, sẽ trở thành đòn “nhất tiễn hạ song điêu”, mà Tô Lâm là người có lợi nhất.

Xin nhắc lại, trong vụ án Hồ Duy Hải, cả 2 cấp xét xử ở Tòa án tỉnh Long An, lẫn Toà phúc thẩm Tòa án Tối cao tại Sài Gòn, đều tuyên án tử hình đối với Hồ Duy Hải, về 2 tội, giết người và cướp tài sản. Sau đó, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Trương Hoà Bình và Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao Nguyễn Hoà Bình đều ra quyết định không kháng nghị bản án. Cuối cùng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng bác đơn xin ân giảm hình phạt tử hình của Hồ Duy Hải.

Nhưng nhờ kiên trì kêu oan của gia đình, sự giúp đỡ của giới luật sư, cộng với sự quan tâm đặc biệt của bà Lê Thị Nga – Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội lúc đó, cũng như tiếng nói của ông Trần Văn Tạo (tức Tư Tạo), nên ông Trương Tấn Sang đã chỉ đạo hoãn thi hành án đối với Hồ Duy Hải.

Theo giới thạo tin, quan hệ giữa ông Trần Văn Tạo và ông Trương Tấn Sang rất chặt chẽ. Khi ông Tư Sang làm Chủ tịch thành phố Hồ Chí Minh, thì ông Tư Tạo là Phó Giám đốc Công an thành Hồ. Ông Tư Sang có đủ niềm tin vào ông Tư Tạo, người đã chỉ rõ những khuất tất trong vụ án Hồ Duy Hải.

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội Lê Thị Nga, trong báo cáo cũng đưa ra quan điểm giống ông Tư Tạo, khẳng định rằng, Cơ quan điều tra Long An đã liên tiếp sai phạm, cần hủy bản án, điều tra lại từ đầu. Nhưng cuối cùng, Chánh án Bình vì quyền lợi của cá nhân đã bất chấp tất cả./.

 

Trà My – Thoibao.de