Nếu để Tô lật Tổng, Phan Văn Giang có thể sẽ trả giá đắt?

Sau khi Võ Văn Thưởng và Vương Đình Huệ rụng, dư luận đang đặt ra khả năng, liệu Tô Lâm có đốn nốt trụ Tổng để bản thân “lên ngôi hoàng đế” hay không?

Không ai có thể biết được Tô Lâm nghĩ gì, nhưng quan sát những động thái đã mà Tô Lâm đã làm, thì rất có khả năng, ông sẽ thực hiện cú “lật đổ vĩ đại”, lớn nhất từ trước tới nay, để “lên ngôi”.

Tô Lâm đánh Võ Văn Thưởng và Vương Đình Huệ là đánh trực diện, đánh tổng lực. Tuy nhiên, 2 cú đánh này đã lộ rõ ý đồ “đánh tỉa” của ông, nhắm vào Tổng Bí thư. Bởi trước khi đốn một cây cổ thụ, người ta sẽ cắt từng cành nhánh của nó trước. Võ Văn Thưởng và Vương Đình Huệ là 2 nhánh lớn nhất trong số các cành nhánh vây quanh ông Tổng.

Cứ mỗi lần hạ được một thuộc hạ của ông Tổng, thì thế và lực của Tô Lâm lại mạnh hơn. Trước đây, Tô Lâm chỉ cho bắt một vài quan chức, nay, ông cho bắt luôn một “rừng quan”, điển hình là vụ bắt một loạt 12 quan chức và cựu quan chức của tỉnh Bình Thuận. Cho bắt một lần nhiều quan chức như thế, Tô Lâm đang phô diễn cho các đối thủ của ông biết, sức mạnh hiện nay của ông như thế nào, và từ đó trấn áp tinh thần những kẻ chưa bị gọi tên.

Mới đây, Bộ Công an triển khai dự án xây dựng sân bay Gia Bình tại Bắc Ninh. Thông tin chính thức cho biết, sân bay này phục vụ cho đơn vị không quân của lực lượng Công an Nhân dân.

Như vậy, Bộ Công an muốn xây dựng cả lực lượng không quân riêng. Để làm gì?

Nhiệm vụ của công an là lo an ninh nội địa, không phải trách nhiệm chống ngoại xâm, vậy dùng không quân làm gì? Hay là để chuẩn bị bảo vệ “ngai vàng” cho ông Bộ trưởng Bộ Công an, khi ông ngồi lên chiếc ghế cao nhất của Đảng?

Hiện nay, trong Đảng ủy Công an có ông Tô Lâm là Bí thư Đảng ủy, các ông Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính là Ủy viên Ban Thường vụ. Tuy ngồi ghế thành viên Thường trực Đảng ủy Công an, nhưng ông Nguyễn Phú Trọng đã không cầm cương được “con ngựa chứng” Tô Lâm. Có thể nói, hiện nay, Bộ Công an đã vuột khỏi tầm tay của ông Tổng Bí thư.

Để cân bằng với một lực lực lượng vũ trang, thì chỉ có thể là một lực lượng vũ trang khác, có hỏa lực và trang bị tương đương hoặc mạnh hơn. Như vậy, để kiểm soát sự lộng hành của Bộ Công an thì chỉ có thể là Bộ Quốc phòng.

Hiện nay, ông Nguyễn Phú Trọng là Bí thư Quân uỷ Trung ương, nghĩa là, trong Đảng ủy Quân đội, ông Trọng cũng là sếp của ông Phan Văn Giang. Nếu tận dụng được vị trí này, ông Trọng có thể ngăn cản được sự lộng hành của Tô Lâm. Thế nhưng, với thế lực hiện nay, ông Tổng có còn sai khiến được Bộ Quốc phòng hay không?

Trong cơ cấu của Đảng và nhà nước, vị trí nắm binh quyền lớn nhất là Bộ Quốc phòng, với vai trò Bộ trưởng hiện nay thuộc về ông Phan Văn Giang. Nhưng cho đến bây giờ, ông Giang vẫn luôn đứng ngoài cuộc đấu đá cung đình, do Tô Lâm khởi xướng.

Đứng ngoài cuộc, tọa sơn quan hổ đấu, là khôn ngoan hay thiếu khôn ngoan, là một câu hỏi khó trả lời. Nếu ra mặt ngăn cản Tô Lâm, thì có thể, bản thân ông Phan Văn Giang sẽ dính “thương tích”, thậm chí, nếu bất cẩn, có thể chính ông cũng sẽ bị loại khỏi cuộc chơi. Tuy nhiên, nếu chỉ bàng quan đứng ngoài, thì liệu, sau khi Tô Lâm thành công chiếm ghế Tổng Bí thư, có để yên cho ông hay không? Hay lại đưa người đồng hương Hưng Yên là Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến – Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, lên thay? Ngoài ra, Trung tướng Nguyễn Hồng Thái – Ủy viên Trung ương Đảng, Tư lệnh Quân khu 1, cũng là người Hưng Yên.

Nếu ông Trọng và ông Phan Văn Giang không đồng lòng, dùng quân đội để ngăn cản Tô Lâm, có thể, cả 2 ông sẽ phải trả giá đắt, khi Tô Lâm lên Tổng Bí thư.

 

Trần Chương – Thoibao.de