Sau khi máy bay từ thủ đô Bangkok Thái lan về tới Hà Nội hôm thứ năm 4/01/2018 hạ cánh xuống sân bay Nội Bài, bà luật sư Petra Schlagenhauf của Trịnh Xuân Thanh đã bị an ninh Việt Nam giữ hộ chiếu và không cho nhập cảnh.
Thông tin thoibao.de nhận được từ Bộ Ngoại giao Đức hôm 5.1.2018
Bà luật sư không cần phải xin visa vào Việt Nam vì là công dân Đức nên được miễn Visa nhập cảnh khi lưu trú ở Việt Nam dưới 15 ngày. Có lẽ vì thế, an ninh Việt Nam đã rất bất ngờ trước sự xuất hiện của bà luật sư Petra Schlagenhauf ngay tại cửa khẩu Nội Bài vào thứ 5 vừa qua, lập tức bộ phận an ninh sân bay được huy động để dò xét và báo cáo thông tin lên Bộ Công an xin ý kiến của lãnh đạo cao nhất, trong thời gian này bà luật sư bị giám sát trong phòng cách ly của sân bay.
Đại sứ quán Đức tại Hà Nội liền sau đó đã nhận được điện thoại của bà báo ra về trường hợp bị cản trở nhập cảnh của mình cũng như tình trạng lưu giữ trái luật của an ninh nước này tại sân bay Nội Bài.
Sau khi nhận được thông tin, Cơ quan đại diện ngoại giao Đức ở Hà Nội đã có thông báo và yêu cầu Bộ Ngoại giao Việt Nam cho phép bà luật sư được nhập cảnh, nhưng không nhận được hồi đáp.
An ninh Việt Nam đã yêu cầu bà Petra Schlagenhauf lên ngay chuyến bay sau đó, buộc phải rời khỏi Việt Nam để trở lại Bangkok.
Được biết, chuyến đi tới Việt Nam của bà Petra Schlagenhauf với tư cách luật sư bảo vệ quyền lợi pháp lý cho ông Trịnh Xuân Thanh tại Đức để gặp và trao đổi với đồng nghiệp người Việt đang nhận bào chữa cho cựu phó Chủ tịch Hậu Giang tại Việt Nam trong phiên tòa sẽ diễn ra từ ngày 8.1 tại Hà Nội.
Một trong những yêu cầu của chính phủ Đức đưa ra để giải quyết cuộc khủng hoảng ngoại giao giữa 2 nước, nhằm bình thường hóa trở lại quan hệ với Việt Nam là “Trịnh Xuân Thanh được xét xử đúng theo chuẩn mực của nhà nước pháp quyền (rule of law), và phải có quan sát viên quốc tế (international observers) tham gia giám sát”, nên việc Chính phủ Việt Nam ngăn chặn một luât sư Đức nhập cảnh vào nước này đã chứng tỏ họ không có thiện chí đáp ứng yêu cầu nêu trên của chính phủ Đức.
Nguồn tin từ Bộ Ngoại giao Đức cho biết ´´ Đại sứ quán Đức tại Hà Nội sẽ cử người tham dự, quan sát trực tiếp tại phiên tòa xét xử ông Trịnh Xuân Thanh´´.
Cũng tại Berlin hôm 5.1.2018, đáp trả thái độ của Việt Nam, Bộ Ngoại giao Đức đã triệu tập Đại sứ Việt Nam tại Đức Đoàn Xuân Hưng lên để trao đổi về các vấn đề liên quan đến phiên tòa xét xử ông Trịnh Xuân Thanh và yêu cầu giải thích lý do Việt Nam từ chối bà luật sư Petra Schlagenhauf nhập cảnh ngày 4.1 tại sân bay Nội Bài.
Nhật báo Taz của Đức đưa tin : http://taz.de/Prozess-gegen-entfuehrten-Vietnamesen/!5475009/
Tạp chí Spiegel Online của Đức đưa tin :
Bản dịch bài báo của Der Spiegel (bản điện tử Online) ra ngày hôm nay 05.01
Trung Khoa – Thoibao.de
———-
Việt Nam từ khước không cho luật sư Đức của Trịnh Xuân Thanh nhập cảnh
Chỉ còn một vài ngày nữa phiên tòa xét xử Trịnh Xuân Thanh ở Việt Nam sẽ bắt đầu. Nữ luật sư người Đức của ông Thanh muốn đến Việt Nam để hỗ trợ ông ta, nhưng nhà chức trách đã không cho bà vào.
Tại sân bay Nội Bài đầu tiên hộ chiếu của bà bị thu giữ, sau đó một tờ khai báo được đưa tận tay bà – nhưng bà luật sư Schlagenhauf không được phép vào Việt Nam: Nhà chức trách đã khước từ không cho luật sư Đức của Trịnh Xuân Thanh nhập cảnh vào Việt Nam. Ngay chiều Thứ Năm cùng ngày 04/01/2018 bà phải bay trở lại Bangkok.
Bà luật sư từ Berlin đến Việt Nam để cùng với những đồng nghiệp ở Việt Nam chuẩn bị cho phiên tòa xét xử thân chủ của họ là Trịnh Xuân Thanh. Phiên tòa xét xử sẽ diễn ra từ ngày 08/01 sắp tới.
Việc từ chối nhập cảnh đã vạch mặt lời tuyên bố của nhà nước Việt Nam “xét xử Trịnh theo chuẩn mực nhà nước pháp quyền” chỉ là lời ngụy biện, bà luật sư qua email từ Bangkok cho biết. Bà nghi ngờ đằng sau vụ án này hoàn toàn là động cơ chính trị. Trịnh thuộc về những nhà cải cách của Đảng CSVN và do đó hiện nay là phe cánh bị tước mất quyền lực. Theo bà luật sư, những cáo buộc mới được đưa ra chống lại Trịnh đã bị bác bỏ hồi năm 2015.
Tại sân bay Nội Bài bà luật sư đã điện thoại thông báo với Đại sứ quán Đức về việc bị cấm nhập cảnh. Theo thông tin của bà Schlagenhauf, Đại sứ quán Đức sau đó đã nhấn mạnh vụ việc này với Bộ Ngoại giao Việt Nam, nhưng không có kết quả.
Hôm nay Thứ Sáu ngày 05/01/2018 Bộ Ngoại giao Đức đã triệu tập Đại sứ Việt Nam ở Berlin lên chất vấn.
Hiếu Bá Linh – Thoibao.de
Trung tướng Đường Minh Hưng – Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục an ninh, Bộ Công an đã sang Berlin hôm 16.7 – trực tiếp chỉ huy vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh.
—–
Vụ Trịnh Xuân Thanh: Đức đình chỉ đối tác chiến lược với Việt Nam và trục xuất tiếp cán bộ ngoại giao Việt Nam trong vòng 4 tuần.
—–
Người ra lệnh bắt cóc Trịnh Xuân Thanh đã làm suy yếu khả năng phòng thủ của Việt Nam
—–
Bộ Quốc phòng Đức đình chỉ hợp tác với Việt Nam sau vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh
———