Tổng thống Trump “bấm nút“ – Tướng Iran „tiêu tùng”

https://youtu.be/vWDLjLN-Gbw

Mỹ bất ngờ không kích tiêu diệt tướng Iran Tư lệnh Qassem Soleimani đầy quyền lực, gây nên một cuộc khủng hoảng lớn.
Cảnh tượng kinh hoàng sau vụ tấn công vừa xảy ra, vị tướng của Iran cùng đoàn tùy tùng dường như bị bốc hơi sau đòn dội tên lửa của Mỹ. Hiện trường vương vãi, các nhân viên cứu hộ chỉ chỉ có thể nhận dạng vị tướng Iran qua 1 bàn tay còn đeo chiếc nhẫn rất to của ông.


Tư lệnh Iran vừa thiệt mạng là một trong những nhân vật được lòng dân nhất ở Iran, đồng thời là kẻ thù hàng đầu của Mỹ và đồng minh trong khu vực.
Ảnh hưởng lớn của Tư lệnh Qassem Soleimani tại khu vực trở nên rõ ràng hơn kể từ 2018 khi việc ông tham gia trực tiếp vào đàm phán cấp cao để thành lập chính phủ Iraq được tiết lộ.
Điều này không ngạc nhiên khi tư lệnh Lực lượng Quds tinh thuệ thuộc Vệ binh Cách Mạng Iran đã là tâm điểm của các tính toán quyền lực ở khu vực Trung Đông đầy bất ổn.
Ông Soleimani thường xuyên tới Baghdad, gần đây nhất là vào tháng trước, khi các đảng ở Iraq muốn lập chính phủ mới. Dù từng chủ yếu hoạt động trong bóng tối, ông Soleimani trong những năm gần đây trở thành “thần tượng” ở Iran, thậm chí có cả lượng người theo dõi lớn trên Instagram.

Ông Kenneth Pollack, cựu chuyên gia CIA nói “Đối với phương Tây, ông ấy chịu trách nhiệm cho việc xuất khẩu tư tưởng cách mạng Hồi giáo Iran, hỗ trợ những kẻ khủng bố, chống phá các chính phủ phương Tây và chỉ huy các cuộc chiến ở nước ngoài”,
Trong bài phát biểu, tướng Mỹ David Petreaus kể lại lời của chính ông Soleimani nói về quyền lực trong tay mình.
“Ông ấy nói, ‘ngài Patreaus, ông nên biết rằng chính tôi đây, Qassem Soleimani, nắm trong tay chính sách của Iran ở Iraq, Lebanon, Gaza và Afghanistan’”, ông Petreaus nói.
Trong bối cảnh Iran khủng hoảng, về đối nội thì tình hình kinh tế, biểu tình, đối ngoại thì bị Mỹ gia tăng sức ép, một số người dân nước này thậm chí còn kêu gọi ông Soleimani bước vào chính trường.

Ông Soleimani bác bỏ các tin đồn tranh cử tổng thống, nhưng ông vẫn có “quyền sinh sát” trong chính trị của nước láng giềng Iraq.
Không chỉ tham gia đàm phán lập chính phủ, ông có sức nặng khi buộc lực lượng người Kurd ở Iraq dừng kế hoạch đòi độc lập, sau cuộc trưng cầu dân ý tháng 9.
Một thăm dò năm 2018 của IranPoll và Đại học Maryland ở Mỹ – một trong số ít thăm dò được cho là đáng tin cậy – cho thấy ông Soleimani có tỷ lệ ủng hộ 83%, cao hơn tổng thống hay ngoại trưởng Iran.
Các nước phương Tây nhìn nhận ông là nhân vật trung tâm thúc đẩy việc Iran bắt tay với các nhóm dân quân, bao gồm Hamas của Palestine và Hezbollah của Lebanon.

Lầu Năm Góc cho biết “quân đội Mỹ đã có hành động phòng thủ quyết đoán để bảo vệ nhân viên Mỹ ở nước ngoài bằng cách giết chết Qassem Soleimani” và cuộc không kích là do ông Trump ra lệnh để ngăn chặn các kế hoạch tấn công của Iran trong tương lai.
Đại giáo sỹ Khamenei, cho biết sự trả thù tàn khốc đang chờ đợi “những tên tội phạm” đã giết chết ông Soleimani. Cái chết của ông, dù “đau xót”, sẽ tăng gấp đôi động lực cho cuộc kháng chiến chống Mỹ và Israel, ông ta nói.
Trong một tuyên bố phát trên đài truyền hình nhà nước, ông ta tuyên bố ba ngày quốc tang.
Những người dẫn chương trình truyền hình của Iran mặc trang phục đen và phát hình ảnh Soleimani dùng ống nhòm nhìn sa mạc và chào đón một người lính, và Muhandis nói chuyện với những người ủng hộ.
Tổng thống Iran Hassan Rouhani nói rằng vụ ám sát này sẽ càng khiến Iran quyết tâm hơn trong cuộc chiến chống Mỹ, trong khi Vệ binh Cách mạng cho biết các lực lượng chống Mỹ sẽ trả thù trên khắp thế giới Hồi giáo.
Hàng trăm người Iran đã tuần hành về phía khu phức hợp của lãnh tụ Khamenei ở trung tâm Tehran để gửi lời chia buồn.
Ở Kerman, quê nhà của Soleimani, những người mặc đồ đen tụ tập trước nhà thân phụ ông. Họ khóc khi nghe đọc Kinh Koran.
“Các anh hùng không bao giờ chết. Cái chết của ông không thể là sự thật. Qassem Soleimani sẽ luôn sống mãi”, Mohammad Reza Seraj, một giáo viên trung học nói.
Thủ tướng Iraq Adel Abdul Mahdi đã lên án vụ tấn công này là vi phạm các điều kiện để Mỹ duy trì sự hiện diện quân đội ở Iraq và là một hành động hung hăng xâm phạm chủ quyền của Iraq cũng như sẽ dẫn đến chiến tranh.
Giáo sĩ Shi’ite Iraq Moqtada al-Sadr, người tự thể hiện mình là một người theo chủ nghĩa dân tộc có lập trường bác bỏ ảnh hưởng của cả Iran và Mỹ, đã ra lệnh cho những người ủng hộ ông sẵn sàng bảo vệ Iraq và kêu gọi tất cả các bên hành xử khôn ngoan.

Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết họ đã giết chết Soleimani vì anh ta ‘đang tích cực phát triển các kế hoạch tấn công các nhà ngoại giao và công dân Mỹ ở Iraq và trên toàn khu vực’. Mỹ cũng cáo buộc Soleimani đã phê duyệt các cuộc tấn công vào Đại sứ quán Mỹ ở Baghdad vào đầu tuần này.
Thông báo của Lầu Năm Góc về việc các lực lượng Mỹ tấn công ám sát vị tướng hàng đầu của Iran gây ra tranh cãi nảy lửa tại quốc hội nước này.
Các đồng minh của Tổng thống Trump tại quốc hội nhanh chóng ca ngợi chiến dịch, nói vụ ám sát gửi thông điệp mạnh mẽ tới Iran và có thể là sự răn đe với các lực lượng do Iran hậu thuẫn ở Iraq.
“Các hành động phòng thủ mà Mỹ thực hiện chống lại Iran và các ủy nhiệm của nó là phù hợp với các cảnh báo trước đó. Họ bỏ qua những cảnh báo này vì tin rằng tổng thống Mỹ bị kìm kẹp bởi những chia rẽ chính trị trong nước. Họ đã tính toán sai lầm”, Thượng nghị sĩ Marco Rubio, của đảng Cộng hòa từ Florida bình luận.
“Qassem Soleimani là kẻ chủ mưu trong chế độ khủng bố của Iran trong nhiều thập kỷ, bao gồm cả cái chết của hàng trăm người Mỹ. Tối nay, ông ta nhận được những gì đích đáng và tất cả lính Mỹ chết dưới tay ông ta nhận được những gì họ xứng đáng: công lý. Nước Mỹ giờ an toàn hơn sau cái chết của Soleimani”, Thượng nghị sĩ Tom Sen, đảng Cộng hòa, bang Arkansas, đồng tình.

Bà Pelosi, chủ tịch Hạ viện Mỹ, người trên ảnh, và một số đảng viên Dân chủ bày tỏ lo ngại rằng việc tiêu diệt vị tướng hàng đầu của Tehran có thể dẫn đến nguy cơ chiến tranh cao hơn và khiến lợi ích của Mỹ ở Trung Đông gặp rủi ro.
Thượng nghị sĩ Tom Udall, đảng Dân chủ từ bang New Mexico, nói cuộc tấn công có thể đặt “các lực lượng và công dân Mỹ vào nguy hiểm và rất có thể nhấn chìm chúng ta vào cuộc chiến thảm khốc khác ở Trung Đông mà người dân Mỹ không đòi hỏi và không ủng hộ”.
Hạ nghị sĩ Seth Moulton, đảng Dân chủ ở bang Massachusetts, cựu binh trong chiến tranh Iraq, cho rằng sự leo thang của ông Donald Trump có thể châm ngòi chiến tranh khu vực, trong khi chính quyền chưa có chiến lược nào.
Một số đảng viên Dân chủ cũng lập luận rằng ông Trump không có thẩm quyền ra lệnh tấn công mà không có sự chấp thuận của quốc hội.
Đảng Cộng hòa bác bỏ những chỉ trích, nói ông Trump có nghĩa vụ đáp trả các cuộc tấn công trong quá khứ và ngăn chặn các cuộc tấn công trong tương lai đối với các tài sản của Mỹ trong khu vực.

Nước Cộng hòa Hồi giáo Iran là nước cung cấp khí đốt lớn nhất và có trữ lượng dầu mỏ được chứng minh lớn thứ tư thế giới, khủng hoảng tại Iran diễn ra sẽ kéo theo nhiều hệ lụy khó lường mà ngay cả TQ, VN cũng bị ảnh hưởng.
Tuy nhiên, nếu quân đội Iran nhúng tay quá sâu vào Iraq và các nước lân bang để chống lại nên Dân chủ, Tự do trên thế giới thì Mỹ và các nước đồng minh không thể ngồi yên và họ sẽ hành động.
Đây cũng là một bài học cho thể chế theo CNCS độc đảng, độc tài tại Việt Nam.

Lê Trung Khoa – Thoibao.de từ Berlin, CHLB Đức. / Truyền hình thực tế 4.1.2020