Trong những ngày trước vụ không kích giết tướng Qassem Soleimani, quan chức quốc phòng Mỹ trình một loạt phương án quân sự lên Tổng thống Trump.
Phương án ám sát được đưa vào danh sách nhưng các quan chức coi đây là lựa chọn cực đoan nhất trong bối cảnh những vụ bạo lực gần đây ở Iraq (Mỹ cho là do Iran đạo diễn).
Họ không nghĩ rằng ông Trump sẽ chọn phương án đó. Trong các cuộc chiến kể từ sau vụ tấn công khủng bố 11/9/2001, các quan chức Lầu Năm Góc thường đưa ra các lựa chọn rất cực đoan để các tổng thống lựa chọn những phương án khác hợp lý hơn.
Ban đầu, ông Trump bác phương án ám sát tướng Soleimani hôm 28/12 và ra lệnh không kích vào nhóm phiến quân Shiite do Iran hậu thuẫn.
Vài ngày sau, ông Trump đã tức giận khi thấy hình ảnh cuộc tấn công do Iran hậu thuẫn vào Đại sứ quán Mỹ ở Baghdad. Tới cuối ngày 2/1 thì ông Trump đã chọn phương án cực đoan nhất, khiến các quan chức hàng đầu của Lầu Năm Góc choáng váng.
Tướng Soleimani vừa hoàn thành chuyến thăm các lực lượng của mình ở Syria, Lebanon, Iraq, và đang lên kế hoạch tấn công có thể khiến hàng trăm người chết, các quan chức quốc phòng nói.
“Vài ngày nữa, hoặc vài tuần nữa”, tướng Mark Milley, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, cho biết vào ngày 3/1 khi được hỏi về thời điểm “sắp xảy ra” của cuộc tấn công.
Tại Iraq ngày 4/1, quân đội Mỹ đã ở trong tình trạng báo động khi hàng chục nghìn chiến binh thân Iran diễu hành qua đường phố Baghdad và kêu gọi đẩy quân Mỹ ra khỏi đất nước này.
Bộ Tư lệnh Trung ương Mỹ, đơn vị giám sát các hoạt động quân sự của Mỹ ở Trung Đông, cho biết đã có hai cuộc tấn công bằng tên lửa gần các căn cứ của quân đội Mỹ ở Iraq và không ai bị thương.
Các cơ quan gián điệp Mỹ hôm 4/1 phát hiện ra rằng các đơn vị tên lửa đạn đạo của Iran trên khắp đất nước đang ở trong trạng thái sẵn sàng cao độ.
Các quan chức khác cho biết không rõ liệu Iran có đang phân tán các đơn vị tên lửa đạn đạo – lực lượng nòng cốt của quân đội Iran – để tránh cuộc tấn công của Mỹ hay đang huy động các đơn vị này cho một cuộc tấn công lớn để trả thù.
Tại Fort Bragg, North Carolina, khoảng 3.500 binh sĩ đang được điều tới khu vực Trung Đông. Đây là một trong những đợt triển khai lính lớn và nhanh nhất nhiều thập kỷ qua.
Tướng Soleimani được coi là người quan trọng nhất ở Iran chỉ sau lãnh tụ tối cao Khamenei. Vì vậy đây là một sự kiện nghiêm trọng.
Lần gần đây nhất Mỹ giết một nhà lãnh đạo quân sự cấp cao nước ngoài là trong Thế chiến II, khi quân đội Mỹ bắn hạ chiếc máy bay chở Đô đốc Isoroku Yamamoto của Nhật Bản.
Với việc Iran đã đe dọa các cuộc trả thù mạnh mẽ cho cái chết của chỉ huy Lực lượng Quds, Tổng thống Trump đã xác định rõ ràng rằng cách tốt nhất để giảm leo thang là dâng cao tình hình, cho Iran thấy Mỹ sẽ làm gì nếu Tehran tiến hành những lời đe dọa của mình.
Tweet của Trump gây tò mò theo nhiều cách – không chỉ là đề cập tính biểu tượng của 52 mục tiêu của Iran đang bị đe dọa – tương đương với 52 con tin Mỹ từng bị bắt tại Đại sứ quán Mỹ ở Tehran hồi tháng 11/1979.
Việc ông đề cập đến các mục tiêu quan trọng “đối với văn hóa Iran” cho thấy một danh sách mục tiêu rộng hơn nhiều, chứ không chỉ các khu vực chính trị, quân sự hoặc kinh tế.
Tổng thống Trump đang tìm cách răn đe. Nhưng quả bóng bây giờ rất rõ ràng đang ở bên sân của Iran và khó mà Tehran không hành động
Tướng Soleimani được coi là nhân vật quyền lực thứ hai ở Iran, sau Lãnh tụ tối cao Ayatollah Ali Khamenei. Người đàn ông 62 tuổi này dẫn đầu các hoạt động ở Trung Đông của Iran với tư cách là người đứng đầu Lực lượng Quds ưu tú, và được ca ngợi là một anh hùng quốc gia.
Nhưng Hoa Kỳ cho rằng Soleiman và Lực lượng Quds là những kẻ thủng bố, buộc họ phải chịu trách nhiệm về cái chết của hàng trăm nhân viên Hoa Kỳ.
Tướng Soleimani đã bị cáo buộc đứng đằng sau các lực lượng vũ trang người Shiite tấn công công dân và cơ sở Mỹ tại Trung Đông trong hơn một thập kỷ. Washington từ lâu cũng cáo buộc lực lượng Quds tài trợ cho các lực lượng vũ trang tại nhiều quốc gia trong khu vực, như Hezbollah ở Lebanon hay Houthi ở Yemen, tấn công các đồng minh của Mỹ như Israel và Saudi Arabia.
Các quan chức cấp cao trong chính quyền Trump, bao gồm Ngoại trưởng Mike Pompeo, nhiều lần khẳng định Soleimani đang lên kế hoạch cho các cuộc tấn công mới nhắm vào lợi ích của Mỹ.
Hãng tin Reuters dẫn lời con gái tướng Soleimani hôm 6.1.2020 nói rằng cái chết của ông sẽ dẫn tới một “ngày đen tối” cho Hoa Kỳ.
“Này ông Trump điên rồ, đừng nghĩ rằng mọi thứ đã kết thúc sau khi cha tôi ngã xuống,” bà Zeinab Soleimani nói trong bài phát biểu được phát trên truyền hình nhà nước Iran.
Quan tài của thủ lĩnh của quân đội Iran Soleimani và của thủ lĩnh dân quân Iraq, Abu Mahdi al-Muhandis, người cũng bị thiệt mạng trong cuộc tấn công của Mỹ, đã được đám đông người than khóc di chuyển bằng những cánh tay nâng cao quá đầu.
Các nhà lập pháp tại Quốc hội Iraq hôm 5/1 đã bỏ phiếu quyết định Mỹ phải rút toàn bộ binh lính khỏi nước này.
Cuộc bỏ phiếu của 170 nhà lập pháp nhằm thông qua nghị quyết yêu cầu chính phủ nước này hủy bỏ thỏa thuận an ninh với liên minh chống IS do Mỹ dẫn đầu.
Dù các nhà lập pháp đã thông qua nhưng kết quả này vẫn chưa phải là “phán quyết cuối cùng” đối với sự hiện diện của bính lính Mỹ tại Iraq cho tới khi Thủ tướng Adel Abdul Mahdi ký thành luật.
Trước đó Thủ tướng Mahdi nói với Quốc hội rằng chính phủ nước này phải thiết lập lịch trình rút toàn bộ binh lính nước ngoài “vì lợi ích của chủ quyền quốc gia”.
Ngoại trưởng Anh quốc, Dominic Raab, thúc giục Iran “đi một con đường ngoại giao” để giảm căng thẳng với phương Tây.
Ông Raab nói rằng Hoa Kỳ “có quyền tự vệ”. Ông nói rằng Anh quốc hiểu “tại sao họ làm như vậy” nhưng bây giờ muốn các bên “xuống thang” để giảm căng thẳng và tránh “một cuộc chiến tranh lớn”.
Bình luận cũng được đưa ra vào lúc các tàu chiến của Hải quân Hoàng gia Anh được lệnh hộ tống các tàu mang cờ Anh ở Vịnh Ba Tư.
Thủ tướng Boris Johnson, sẽ trở lại Vương quốc Anh sau kỳ nghỉ 12 ngày và sẽ có các cuộc nói chuyện với các nhà lãnh đạo nước ngoài trong những ngày tới. Ông bác bỏ ý kiến cho rằng vụ ám sát Soleimani do Mỹ tiến hành là một hành động chiến tranh, ông nói thêm:
“Iran trong một thời gian dài đã dính dáng vào các hoạt động đe dọa, gây mất ổn định.”
Iran là một nhà nước cộng hòa hồi giáo theo thể chế độc tài, cũng như Bắc Triều Tiên với thể chế Cộng sản, Iran đã tìm mọi cách chế tạo và sở hữu vũ khí hạt nhân. Điều này đã đem đến tai họa cho người dân nước này khi phải chịu các đòn trừng phạt, cấm vận từ quốc tế.
Iran cũng thao túng, điều khiển các nhóm thân hữu tại Iraq và một số nước khác để tấn công Mỹ cùng các nước Dân chủ, Tự do phương Tây.
Điều này cho thấy, thể chế độc tài và Chủ Nghĩa Cộng Sản trên thế giới cần phải loại bỏ – có như vậy thì hòa bình và hạnh phúc mới đến được với nhân loại.
Trung Hiếu (Hà nội) – Thoibao.de (Tổng hợp)