Thực tế là, không có cái “sân bay” nào tên là Miếu Môn ở trên đời. Đó chỉ là vùng đất hơn hai trăm hecta bị bỏ hoang từ năm 1980, do Quyết Định của phó thủ tướng Đỗ Mười ký giao cho quân đội xây dựng “sân bay Miếu Môn”.
Báo chí cách mạng và Báo chí tự do
Vụ Đồng Tâm, tất cả báo chí quốc doanh bị cấm đến xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Tất cả các báo đăng bản tin của Bộ công an!
Mọi ngả đường đến xã Đồng Tâm đều bị công an và lực lượng vô danh ngăn cản bất kể người nơi khác đến, người trong làng đi ra cũng bị xét hỏi, gây khó dễ.
Xe phá sóng của quân đội cùng với các xe quân dụng và hơn 1000 lính trang bị tận răng hùng hổ ập vào làng lúc 4h00 sáng khi người dân đang ngủ say.
Các tờ báo nhà nước đều lấy tin từ nguồn công an, mà công an chân thật thế nào thì mọi người biết cả rồi.
Không hề có hình ảnh và phỏng vấn của nhà báo, dù là báo chí của công an, không có nhà báo nào ký tên, như thông lệ báo chí của nhân loại văn minh!
Khó tin thay, một lực lượng vũ trang trang bị súng ống xe cộ mà bị “hy sinh” những 3 người, còn đám dân phản kháng bằng vũ khí thô sơ, bị đánh úp bất ngờ lại chỉ “chết” có 1 người như công an tuyên bố. Phải chăng chỉ là kiểu thông tin đánh lạc hướng, gây căm thù hướng về dân chúng Đồng Tâm mà thôi?!
Vậy mà vẫn có 2 người dân, một đàn ông một phụ nữ trả lời live-stream cho đài RFA được!
Mạng xã hội Facebook đã báo động từ vài bữa nay về cái không khí căng thẳng nhuốm mùi súng đạn và tử khí bao trùm xã Đồng Tâm.
Hồi sáng nay, trước khi báo đăng tin xung đột Đồng Tâm, trong cuộc họp chính phủ, ông TT. Nguyễn Xuân Phúc chủ trì họp, đã trừng mắt gay gắt nói bóng gió về chuyện“dân chúng chống đối phải kiên quyết xử lý”. Khán giả xem đài VTV1 ngơ ngác chưa hiểu có chuyện gì. Rõ là Bộ chính trị đã chỉ đạo ngầm cuộc khủng bố Đồng Tâm rồi còn gì.
Bản chất vụ án Đồng Tâm
Báo chí nhà nước đều nói tới vụ tranh chấp khiếu kiện quanh “Sân bay Miếu Môn” 208 hecta. Cách gọi tên “sân bay Miếu Môn” đã chỉ rõ sự sai trái của nhà cầm quyền: không có đường băng và cái máy bay nào cả!
Thực tế là, không có cái “sân bay” nào tên là Miếu Môn ở trên đời. Đó chỉ là vùng đất hơn hai trăm hecta bị bỏ hoang từ năm 1980, do Quyết Định của phó thủ tướng Đỗ Mười ký giao cho quân đội xây dựng “sân bay Miếu Môn”.
Ngày 14/4/1980, Đỗ Mười ký quyết định 113 TTg, giao cho Bộ Quốc phòng 208 ha đất để làm sân bay Miếu Môn.
Ngày 10/11/1981, UBND tỉnh Hà Sơn Bình (tên cũ) ra quyết định 386 QĐ/UB, tiến hành giao đất giai đoạn I, thu hồi khu đất 47,36 ha thuộc phía đông Đồng Sênh. Đổi lại, Hợp tác xã Đồng Tâm được đền bù 150.312 đồng. Khu đất 47,36ha đã thu hồi, đền bù năm 1981, thuộc quản lý của Bộ Tư lệnh công binh, và sau này thuộc Lữ Đoàn 28, Quân chủng PKKQ.
Từ 1981 đến 2015, dự án sân bay Miếu Môn không thực hiện được. Ngày 27/3/2015, Bộ Tham mưu ra quyết định 551 thu hồi 50,03 ha do Quân chủng phòng không, không quân quản lý, sử dụng để giao cho Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel tiếp nhận, quản lý, sử dụng vào công trình quốc phòng A1, trong đó bao gồm 46 ha thuộc xã Đồng Tâm.
Ngoài 47,36 ha, không có diện tích nào khác ở Đồng Tâm được thu hồi, bồi thường theo luật định khi đó. Thiếu tá Nguyễn Văn Sơn và đội cảnh vệ D 31 thường xuyên tuần tra vẫn quản lý đủ 47,36 ha thuộc xã Đồng Tâm, quân dân vui vẻ không có thắc mắc gì. Thậm chí khi đi qua khu đất nông nghiệp liền kề của dân Đồng Tâm, phía Tây Đồng Sênh, họ vẫn “xin phép” dân.
Nghĩa là 47,36 ha trước đây đã giao cho quân chủng phòng không không quân để làm sân bay theo dự định, giờ không làm sân bay nữa, nên bộ quốc phòng thu hồi lại của quân chủng phòng không không quân, giao cho Tập Đoàn Viễn Thông Viettel để xây dựng công trình quốc phòng A1 – chả liên quan gì đến khu đất liền kề của người dân Đồng Tâm canh tác từ năm 1981 đến nay.
Thực tế khu đất ấy là 59 hecta thực địa, trên bản đồ 46 và 47 ha là các độ dung sai.
Người dân thôn Hoành xã Đồng Tâm đòi trả lại 59 hecta đất hoặc đòi ra “Quyết định thu hồi đất” với nghĩa nhà nước phải đền bù.
Tuy nhiên Bộ quốc phòng và chính quyền Hà Nội trơ lỳ không chịu thương lượng đền bù hoặc giao lại cho nông dân. Từ đó gây nên cuộc rào làng kháng chiến, và bắt giữ 38 lính CSCĐ hồi năm ngoái và cuộc thương lượng lươn lẹo của thị trưởng Nguyễn Đức Chung
Năm 2018 Cục hình sự Bộ quốc phòng và Công an Hà Nội cùng ra truy tố và lệnh bắt người chống đối ở Đồng Tâm. Vấp phải sự im lặng phản kháng của người dân đối với hai lệnh truy tố, hai Bộ vũ trang tạm bó tay, chờ tìm mưu kế khác.
Sai lầm cơ bản của chính quyền:
Khi sân bay Miếu Môn bãi bỏ thì phải trả lại cho nông dân mảnh đất nghìn năm máu xương mồ hôi nước mắt ông cha khai khẩn đất hoang và gìn giữ chăm bồi.
Tuy nhiên đất bỏ hoang 15 năm không trả chủ cũ, lại bị cán bộ xã, huyện chia nhau phân lô làm nhà và trồng trọt bừa bãi. Nông dân khiếu kiện nhiều năm khiến nhà cầm quyền đã phải xử lý. Nhưng họ vẫn quyết không trả lại cho nông dân sử dụng.
(đính chính bản đồ: vẽ nhầm “Đất xã Chương Mỹ”: xin đọc là “Đất huyện Chương Mỹ” giáp ranh xã Đồng Tâm huyện Mỹ Đức).
Đất quốc phòng lại giao cho Tập đoàn Viettel làm kinh tế, đặt cái tên bí mật là “công trình A1” để lừa bịp dân.
Cho dù bây giờ nhà nước có tiếp tục thu hồi để làm “công trình quốc phòng”, thì vẫn phải đền bù, Dân chỉ đòi có vậy thôi.
Giang Tử
Nguồn: VNTB
**Thoibao.de đặt lại tựa đề từ bài viết VNTB – Ngày 9.1.2020 – thảm kịch Đồng Tâm, bản chất và hiện trạng*